Hướng dẫn thực thi Hiệp định CPTPP về đấu thầu

Chủ đề   RSS   
  • #520706 14/06/2019

    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Hướng dẫn thực thi Hiệp định CPTPP về đấu thầu

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định hướng dẫn thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương về đấu thầu.

    Dự thảo Nghị định này quy định việc lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP).

    Dự thảo nêu rõ về nguyên tắc đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử. Cụ thể, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ: Đối xử bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu của các nước thành viên Hiệp định CPTPP (gọi là thành viên) với hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu trong nước.

    Đối xử bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu của các nước thành viên với nhau; đối xử bình đẳng giữa nhà thầu trong nước với nhà thầu trong nước khác có vốn sở hữu hoặc phụ thuộc về mặt tổ chức với nước ngoài; đối xử bình đẳng giữa nhà thầu cung cấp, hàng hóa dịch vụ trong nước với nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ từ một thành viên khác.

    Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu đang hoạt động cấp; hạch toán tài chính độc lập; không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật; độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên liên quan theo quy định; không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu…

    Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

    Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.

    Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây: Cơ quan mua sắm; các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó.

    Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.

    Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.

    Nguồn: baochinhphu.vn

     
    1415 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vulieu9102 vì bài viết hữu ích
    phapchephilong (18/06/2019) ThanhLongLS (14/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520895   16/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Đến thời điểm hiện tại, ngoài hướng dẫn thực hiện hiệp định CPTPP về đấu thầu ra còn có nhiều văn bản hướng dẫn thực thi cam kết của Việt Nam trong CPTPP về mua sắm chính phủ; sở hữu trí tuệ đã được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn. Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giai đoạn 2019 - 2022… Đây sẽ là điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội phát triern.

     

     
    Báo quản trị |