Hướng dẫn thử nghiệm xác định đặc tính nóng chảy của nội thất xe ô tô

Chủ đề   RSS   
  • #606912 17/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Hướng dẫn thử nghiệm xác định đặc tính nóng chảy của nội thất xe ô tô

    Nội thất xe ô tô bên cạnh việc phải ứng các tiêu chuẩn về độ êm ái và tính năng cho người ngồi thì còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về PCCC nhất là trong khâu sản xuất phải kiểm định được tính nóng chảy của nội thất xe. 
     
    1. Phương pháp lấy mẫu tính nóng chảy của nội thất xe ô tô
     
    Cụ thể tại Mục B.1 Phụ lục B ban hành kèm theo QCVN 53:2019/BGTVT có quy định phương pháp lấy mẫu của nội thất xe ô tô như sau:
     
    - Phải tiến hành thử nghiệm đối với 4 mẫu thử ở cả hai bề mặt (nếu các bề mặt không giống nhau).
     
    - Đặt mẫu thử ở vị trí nằm ngang và đưa vào trong lò sấy điện. Khay hứng được đặt phía dưới mẫu thử để hứng các giọt nóng chảy. Đặt một ít len bông trong khay hứng đó để xác định có giọt gây cháy hay không.
     
    2. Thiết bị thử nghiệm tính nóng chảy của nội thất xe ô tô
     
    Thiết bị thử nghiệm được quy định tại Mục B.2 Phụ lục B ban hành kèm theo QCVN 53:2019/BGTVT bao gồm (xem Hình B.1):
     
    (a) Một lò sấy điện;
     
    (b) Một giá đỡ mẫu thử có lắp một vỉ lưới;
     
    (c) Một khay hứng (để hứng các giọt nóng chảy);
     
    (d) Một giá đỡ (để lắp đặt các thiết bị thử nghiệm).
     
    - Nguồn nhiệt là một lò sấy điện có công suất hữu ích là 500 W. Bề mặt bức xạ nhiệt phải được chế tạo từ một tấm thạch anh trong suốt có đường kính là 100mm ± 5mm.
     
    Nhiệt tỏa ra từ thiết bị được đo tại bề mặt đặt song song và cách bề mặt của lò sấy 30 mm phải là 3 W/cm2.
     
    - Giá đỡ mẫu thử là một vòng kim loại (xem Hình B.1). Trên giá đỡ này đặt một vỉ lưới bằng sợi dây thép không gỉ với kích thước như sau:
     
    (a) Đường kính trong: 118 mm;
     
    (b) Kích thước mắt lưới: hình vuông cạnh 2,10 mm;
     
    (c) Đường kính sợi dây thép: 0,70 mm.
     
    -  Khay hứng là một ống hình trụ có đường kính trong là 118 mm và chiều sâu là 12 mm. Khay hứng phải được lấp đầy len bông.
     
    -  Một cột trụ thẳng đứng sẽ đỡ các thiết bị đã nêu trong các mục B.2.1, B.2.2 và B.2.3 của Phụ lục này.
     
    Lò sấy được đặt trên đỉnh đầu cột giá đỡ sao cho bề mặt bức xạ nhiệt nằm ngang và sự bức xạ nhiệt hướng xuống dưới.
     
    Phải lắp một tay quay/đòn bẩy ở cột đỡ để nâng giá đỡ lò sấy lên từ từ. Đồng thời phải lắp một cơ cấu khóa hãm để đảm bảo có thể đưa lò sấy về vị trí bình thường của nó.
     
    Ở vị trí bình thường, trục của lò sấy, giá đỡ mẫu thử và đồ chứa phải trùng khớp với nhau.
     
    Kích thước tính bằng milimét
     
     
    3. Mẫu thử đối với tính nóng chảy của nội thất xe ô tô
     
    Căn cứ Mục B.3 Phụ lục B ban hành kèm theo QCVN 53:2019/BGTVT quy định mẫu thử đối với tính nóng chảy của xe ô tô như sau:
     
    -  Mẫu thử phải có kích thước 70 mm x 70 mm. Các mẫu thử phải được lấy từ các thành phẩm theo cùng một phương pháp, nếu hình dạng của thành phẩm cho phép. Nếu độ dày của thành phẩm lớn hơn 13 mm, phải làm giảm độ dày về giá trị 13 mm bằng cách thực hiện quá trình gia công cơ khí đối với bề mặt không hướng ra phía khoang khách. Nếu không thể thực hiện được việc này, cơ sở thử nghiệm phải tiến hành thử nghiệm với độ dày ban đầu của vật liệu và phải ghi rõ điều này trong báo cáo thử nghiệm. Kích thước và khối lượng mẫu thử được thể hiện trong báo cáo thử nghiệm
     
    -  Phải tiến hành thử nghiệm đối với vật liệu tổng hợp nếu chúng có cấu trúc đồng nhất.
     
    -  Trong trường hợp vật liệu được tạo thành từ nhiều lớp có cấu trúc khác nhau, không phải vật liệu tổng hợp, được xếp chồng lên nhau, thì phải tiến hành các thử nghiệm riêng biệt đối với tất cả các lớp vật liệu nằm trong khoảng độ dày là 13 mm tính từ bề mặt hướng ra phía khoang khách.
     
    -  Tổng khối lượng của mẫu thử được thử nghiệm tối thiểu phải là 2 g. Nếu khối lượng của một mẫu thử nhỏ hơn giá trị đó, phải bổ sung thêm đủ số lượng mẫu.
     
    -  Nếu hai bề mặt của vật liệu không giống nhau, phải tiến hành thử nghiệm đối với cả hai bề mặt, nghĩa là phải tiến hành thử nghiệm đối với 8 mẫu thử. Mẫu thử và len bông phải ở trong môi trường có nhiệt độ 23°C ± 2°C và độ ẩm tương đối 50% ± 5% trong ít nhất 24 h, và phải duy trì điều kiện này tới thời điểm ngay trước thử nghiệm.
     
    4. Quy trình thử tính nóng chảy của nội thất xe ô tô
     
    Căn cứ Mục B.4 Phụ lục B ban hành kèm theo QCVN 53:2019/BGTVT quy trình thử tính nóng chảy của nội thất xe ô tô được thực hiện như sau:
     
    -  Đặt mẫu thử lên giá đỡ mẫu. Giá đỡ mẫu được chỉnh vị trí sao cho khoảng cách giữa bề mặt lò sấy và mặt trên của mẫu thử là 30 mm.
     
    -  Khay hứng có chứa len bông bên trong, được đặt phía dưới và cách vỉ lưới của giá đỡ mẫu một khoảng là 300 mm.
     
    -  Để lò sấy sang một bên sao cho nó không thể tỏa nhiệt lên mẫu thử, và bật điện. Khi lò sấy đạt tới trạng thái thử nghiệm thì đặt lò sấy ở phía trên mẫu thử và bắt đầu đo thời gian.
     
    -  Nếu vật liệu bị nóng chảy hoặc biến dạng thì phải điều chỉnh chiều cao của lò sấy để duy trì giá trị khoảng cách 30 mm đã nêu.
     
    -  Nếu vật liệu bốc cháy thì sau đó 3 s đặt lò sấy sang một bên. Đưa lò sấy trở về vị trí cũ khi ngọn lửa đi tắt, và quy trình tương tự được lặp đi lặp lại liên tục tùy theo mức độ sự cần thiết trong suốt khoảng thời gian 5 min đầu tiên của thử nghiệm.
     
    Sau phút thứ năm của phép thử nghiệm, tiếp tục thực hiện phép thử thêm 5 phút theo các trường hợp sau:
     
    + Nếu mẫu thử đã tắt lửa (mẫu thử có thể đã bốc cháy hoặc chưa bốc cháy trong 5 min đầu tiên thử nghiệm) thì giữ nguyên vị trí của lò sấy, ngay cả khi tấm mẫu thử bắt đầu bốc cháy trở lại;
     
    + Nếu mẫu thử đang cháy thì chờ đến khi tắt lửa rồi mới đưa lò sấy trở lại vị trí.
     
    5. Kết quả thử nghiệm tính nóng chảy của nội thất xe ô tô
     
    Theo B.5 Phụ lục B ban hành kèm theo QCVN 53:2019/BGTVT cho kết quả thử nghiệm như sau:
     
    Phải ghi lại các hiện tượng quan sát được vào báo cáo thử nghiệm, ví dụ:
     
    - Không tạo thành giọt;
     
    - Có tạo thành giọt, không cháy len bông;
     
    - Có tạo thành giọt, cháy len bông.
     
    183 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận