Hướng dẫn Nghị định 68/2020/NĐ-CP về chi phí lãi vay với DN có giao dịch liên kết

Chủ đề   RSS   
  • #552615 25/07/2020

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Hướng dẫn Nghị định 68/2020/NĐ-CP về chi phí lãi vay với DN có giao dịch liên kết

    Xử lý hồi tố chi phí lãi vay với DN có giao dịch liên kết của năm 2017, 2018

    Ngày 14/7/2020, Tổng cục Thuế có Công văn 2835/TCT-TTKT hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

    Trong đó, việc xử lý hồi tố chi phí lãi vay với DN có giao dịch liên kết cho kỳ tính thuế TNDN năm 2017, 2018, thực hiện như sau

    Về phạm vi áp dụng:

    Việc xử lý hồi tố chi phí lãi vay khống chế theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP cho các năm 2017, 2018 chỉ áp dụng đối với quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 68/2020/NĐ-CP, cụ thể:

    - Nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%;

    - Áp dụng phương pháp tính chi phí lãi vay thuần (lãi đi vay trừ (-) lãi tiền gửi, lãi cho vay);

    - Không áp dụng hồi tố đối với quy định sửa đổi, bổ sung tại điểm (b) (chuyển tiếp chi phí) và (c) (mở rộng đối tượng miễn áp dụng) tại Nghị định 68/2020/NĐ-CP cho các năm 2017, 2018.

    Về việc thực hiện bù trừ số thuế TNDN đã nộp trong các năm 2017 và 2018:

    Trường hợp áp dụng tính toán lại phạm vi theo quy định tại Nghị định 68/2020/NĐ-CP, nếu số thuế TNDN giảm thì sẽ được giảm số tiền chậm nộp tương ứng (nếu có), cụ thể:

    - Trường hợp chưa qua thanh tra, kiểm tra:

    Người nộp thuế thực hiện bù trừ phần chênh lệch số tiền thuế TNDN và tiền chậm nộp tương ứng vào số thuế TNDN năm 2020. Nếu năm 2020 không đủ bù trừ hết thì được bù trừ vào thuế TNDN phải nộp 05 năm tiếp theo kể từ năm 2020. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế TNDN còn lại chưa bù trừ hết.

    - Trường hợp đã thanh tra, kiểm tra và đã có kết luận, quyết định xử lý:

    Người nộp thuế đề nghị Cục thuế, Chi Cục thuế quản lý trực tiếp xác định lại số thuế TNDN phải nộp. Căn cứ đề nghị của người nộp thuế; các hồ sơ liên quan, bao gồm tài liệu của doanh nghiệp và tài liệu, biên bản của Đoàn thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số thuế TNDN phải nộp, tiền chậm nộp tương ứng để thực hiện bù trừ phần chênh lệch vào số thuế TNDN năm 2020.

    + Trường hợp cần thiết, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phối hợp với các Đoàn thanh tra, kiểm tra rà soát, xác định số liệu của người nộp thuế tại trụ sở cơ quan thuế.

    + Tương tự trường hợp chưa qua thanh tra, kiểm tra, nếu năm 2020 không đủ bù trừ hết thì được bù trừ vào thuế TNDN phải nộp 05 năm tiếp theo kể từ năm 2020. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế TNDN còn lại chưa bù trừ hết.

    Về địa điểm, hình thức thực hiện:

    - Việc xác định lại số thuế phải nộp được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế, không thực hiện thanh tra, kiểm tra lại tại trụ sở người nộp thuế; không thực hiện điều chỉnh lại kết luận và quyết định thanh tra, kiểm tra năm 2017, 2018.

    - Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh lại số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.

    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 25/07/2020 04:17:47 CH

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    8784 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận