Hướng dẫn mới về giải quyết tranh chấp đất đai tại TP.HCM có hiệu lực từ ngày 17/03/2018

Chủ đề   RSS   
  • #487375 17/03/2018

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Hướng dẫn mới về giải quyết tranh chấp đất đai tại TP.HCM có hiệu lực từ ngày 17/03/2018

    Hướng dẫn này tại Quyết định 06/2018/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh dùng để giải quyết các tranh chấp đất đai trong trường hợp không có Giấy chứng nhận hoặc không có 1 trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

    UBND chỉ thụ lý giải quyết khi không có khởi kiện tại Tòa

    Cụ thể, UBND cấp có thẩm quyền chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có 1 trong các loại giấy tờ nêu trên và không có khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định pháp luật về tổ tụng.

    Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai của Chủ tịch UBND các cấp

     - Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu đối với các tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.

    - Chủ tịch UBND thành phố giải quyết lần 2 các tranh chấp mà Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn tranh chấp tranh chấp lần đầu đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, DN có vốn đầu tư nước ngoài.

    Tranh chấp đất đai được CQNN thụ lý giải quyết khi đáp ứng 6 điều kiện sau:

    1. Phải có căn cứ chứng minh:

    - Đã tiến hành thủ tục hòa giải nhưng không thành

    - Phần đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của mình hoặc có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND các cấp.

    - Có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

    2. Người gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

    3. Yêu cầu giải quyết tranh chấp được thực hiện trong thời hạn quy định bằng đơn yêu cầu hoặc yêu cầu trực tiếp

    4. Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp chưa được Tòa án thụ lý để giải quyết

    5. Đơn tranh chấp đất đai phải ghi rõ:

    - Ngày, tháng, năm viết đơn

    - Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính của người đứng tên trong đơn

    - Số CMND, nơi cấp, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp

    - Địa chỉ nơi cư trú của người đứng tên trong đơn

    - Nội dung, lý do tranh chấp và yêu cầu người viết đơn

    - Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tranh chấp

    6. Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp 01 bộ hồ sơ (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết gồm:

    - Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai hoặc bản ghi lời yêu cầu về giải quyết tranh chấp

    - Biên bản hòa giải của UBND cấp xã

    - Quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu

    - Bản vẽ hiện trạng nhà đất, công trình xây dựng, hồ sơ địa chính có liên quan đến phần tranh chấp (nếu có)

    - Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)

    - Các tài liệu có liên quan đến việc tranh chấp (nếu có)

    Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai

    Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

    - Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra.

    - Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương

    - Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy họach, kế họach sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

    - Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước

    - Quy định pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

    Không cưỡng chế trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết Nguyên Đán

    Cụ thể, nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành như sau:

    - Công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định pháp luật

    - Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính

    - Không cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật; trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết Nguyên Đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người bị cưỡng chế và trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán địa phương

    Ai có quyền ban hành quyết định cưỡng chế?

    Chủ tịch UBND cấp huyện

    Thời gian cưỡng chế

    Không quá 30 ngày kể từ ngày có quyết định cưỡng chế

    Xem thêm trình tự, thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại tại UBND cấp huyện và cấp tỉnh tại Quyết định 06/2018/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh (file đính kèm)

     
    15907 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận