Hướng dẫn mới nhất về sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #409289 11/12/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Hướng dẫn mới nhất về sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài

    Sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài luôn là vấn đề nóng hổi và được dư luận quan tâm khi nước ta đang chuẩn bị tham gia các Hiệp định thương mại quốc tế và khu vực.

    Nhằm để hướng dẫn chi tiết hơn nữa về sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vừa qua, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở.

    sở hữu nhà ở của tổ chức cá nhân nước ngoài

    Trong đó, có quy định một số vấn đề về sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

    I. Hướng dẫn xác định số lượng nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong phạm vi nhất định

    Cụ thể:

    1. Đối với tòa chung cư

    Kể cả nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp, thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của tòa nhà đó.

    Ví dụ: Tòa nhà có 100 căn hộ thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 33 căn; tòa nhà có 200 căn hộ thì được sở hữu không quá 66 căn.

    Một vấn đề đặt ra: nếu theo đúng quy định, thì đáng lẽ ví dụ này: tòa nhà có 100 căn hộ thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được phép sở hữu không quá 30 căn, chứ không phải 33 căn?

    2. Đối với khu vực có số dân tương đương của 01 đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa chung cư

    Thì áp dụng như quy định trên, nghĩa là tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tối đa không vượt quá 30% số lượng căn hộ của tất cả của tòa nhà chung cư.

    Ví dụ: Trên một khu vực có số dân tương đương 10.000 dân và có 3 tòa nhà chung cư, tòa A có số lượng 1.000 căn, tòa B có 300 căn và tòa C 500 căn thì tổ chức cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 330 căn tại tòa A, không quá 99 căn của tòa B và không quá 165 căn đối với tòa C, tổng số căn hộ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại cả 3 tòa nhà chung cư này không được vượt quá 600 căn.

    Tương tự câu hỏi trên: nếu đúng quy định, số căn mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại các tòa nhà như sau: tòa A là 300 căn, tòa B là 90 căn và tòa C là 150 căn?

    3. Đối với nhà ở riêng lẻ (gồm nhà ở liền kề, biệt thự)

    - Trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có 01 dự án và dự án đó có số lượng nhà ở riêng lẻ dưới 2500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu không vượt quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ của dự án này.

    Ví dụ: Dự án nhà ở A có số lượng nhà ở riêng lẻ là 1.500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không vượt quá 150 căn.

    - Trên một khu vực mà có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có 01 dự án và có số nhà ở riêng lẻ của dự án tương đương 2500 căn thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 250 căn.

    - Trên một khu vực mà có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có từ hai dự án trở lên và tổng số nhà ở riêng lẻ của các dự án này dưới hoặc bằng 2500 căn thì tại mỗi dự án, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không vượt quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ tại mỗi dự án.

    Ví dụ: Trên địa bàn phường X có hai dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án A có tổng số nhà ở riêng lẻ là 900 căn, dự án B có tổng số nhà ở riêng lẻ là 1.200 căn. Như vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 90 căn tại dự án A và không vượt quá 120 căn tại dự án B.

    Việc xác định số dân của dự án tương đương một đơn vị hành chính cấp phường được căn cứ vào chỉ tiêu dân số của dự án theo quy hoạch chi tiết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    II. Quản lý sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài

    Cơ quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu phải gửi bản sao Giấy chứng nhận kèm báo cáo để Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường theo dõi, quản lý theo mẫu.

    III. Hướng dẫn về việc thuê nhà ở của cá nhân nước ngoài

    Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu có nhu cầu thì được cho thuê nhà ở thuộc sở hữu của mình để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm.

    Trước khi ký hợp đồng cho thuê nhà ở 15 ngày, cá nhân nước ngoài phải gửi Đơn về việc cho thuê nhà ở đến Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở cho thuê.

    Thông báo có nội dung: Tên chủ sở hữu, địa chỉ nhà ở cho thuê, thời gian thuê, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với nhà ở cho thuê, tên tổ chức, cá nhân thuê nhà ở, mục đích sử dụng.

    Trường hợp pháp luật có quy định về đăng ký kinh doanh đối với hoạt động cho thuê nhà ở thì cá nhân nước ngoài phải đăng ký kinh doanh theo pháp luật và nộp thuế theo quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

    Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở thì phải có trách nhiệm thông báo lại cho Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở biết để theo dõi, quản lý.

    Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở 2014.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 11/12/2015 09:59:58 SA
     
    5288 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận