Hướng dẫn đòi lại đất khi người khác đứng tên

Chủ đề   RSS   
  • #531313 25/10/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Hướng dẫn đòi lại đất khi người khác đứng tên

    Bài viết tham khảo:

    >>> Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cần biết;

    >>> Những điều cần biết khi giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài;


    Người khác đứng tên hộ sổ đỏ trong trường hợp như: Vì lý do cá nhân nên nhờ người đứng tên hộ khi mua nhà, cho ở nhờ lâu năm rồi chuyển luôn quyền sở hữu hay mượn giấy chứng nhận mượn luôn đất ở … là những trường hợp mà gần đây xảy ra tranh chấp rất nhiều. Khi những chủ sở hữu đất do tin tưởng mà giao giấy chứng nhận gốc để người khác giữ hộ, nhưng khi lấy lại thì không được chủ hộ hiện tại đồng ý. Vậy trường hợp này mình sẽ đòi lại như thế nào?

    Sau đây là bài viết hướng dẫn các bạn cách đòi lại đất khi người khác đứng tên. Các bạn cùng tham khảo.

    Căn cứ thêm khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013 quy định: 

    "Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất".

    Bên cạnh đó, tại khoản 16 Điều 3 quy định:
     
    "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất"
     
    Do đó, trong trường hợp bạn để người khác đứng tên hộ hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đã sang tên trên sổ đỏ thì đương nhiên người được pháp luật công nhận chủ sở hữu là người đứng tên trên sổ đỏ.   
     
    Nếu muốn đòi lại đất bạn cần thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:

    - Hai bên tự thỏa thuận

    - Hai bên đã được UBND can thiệp hòa giải tại cơ sơ, có lập biên bản hòa giải;

    - Gửi đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi có đất tòa lạc, có đính kèm biên bản hòa giải tại cơ sở để yêu cầu giải quyết.

    Bạn tham khảo chi tiết tại đây: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cần biết;

    Nhưng vì việc bạn nhờ người khác đứng tên hộ, hay cho người khác ở nhờ,...là giao dịch dân sự, thì bạn có nghĩa vụ phải đưa ra các bằng chứng chứng minh có sự thỏa thuận giữa hai bên và đối với trường hợp cho ở nhờ bạn phải có bằng chứng chứng minh trước đây bạn là chủ sở hữu hợp pháp.
     
    Hướng giải quyết đối với các trường hợp cụ thể

    Trường hợp 1: Đòi lại quyền sử dụng đất đất đối với tranh chấp do nhờ người khác đứng tên hộ

    - Lúc này bạn cần thỏa thuận với người đứng tên hộ để họ tự nguyện trả lại phần đất mà bạn đã nhờ họ đứng tên

    - Trường hợp, người đứng tên hộ cố tình không trả lại phần đất do mình đứng tên hộ thì bạn có thể gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp đó để hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013.

    Bạn tham khảo chi tiết tại đây: Những tranh chấp đất đai phải tiến hành hòa giải;

    - Nếu hòa giải không thành bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi có đất tranh chấp để yêu cầu giải quyết.

    - Lúc này bạn phải đưa ra các bằng chứng như: Thỏa thuận ban đầu giữa hai bên về nhờ đứng tên hộ, người làm chứng,...để tòa án xem xét giải quyết

    Trường hợp 2: đòi lại quyền sở dụng đất đối với tranh chấp quyền sử dụng đất cho ở nhờ, sau đó chuyển quyền sở hữu.

    - Việc thỏa thuận cho mượn  quyền sử dụng đất là giao dịch dân sự, thuộc loại hợp đồng mượn tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự 2015.

    Do đó, khi có tranh chấp hợp đồng mượn quyền sử dụng đất, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết thì TAND áp dụng các quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng mượn tài sản để giải quyết.

    Tuy nhiên về nguyên tắc, nếu bên có đất cho mượn phải chứng minh được mình vẫn thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người có quyền sử dụng đất (kê khai, đứng tên trong sổ địa chính và thực hiện các quyền năng khác) thì Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi lại đất cho mượn của bên có đất cho mượn và bên có đất cho mượn phải thanh toán cho bên mượn chi phí làm tăng giá trị của đất đó, nếu các bên có thỏa thuận.

    Trên đây là những hướng dẫn của mình, các bạn có thể sử dụng để tham khảo. Nếu bạn nào có thắc mắc cứ để lại bình luận mình cùng thảo luận nhé!

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 25/10/2019 02:18:40 CH
     
    17887 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận