HƯỚNG DẪN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Chủ đề   RSS   
  • #375933 25/03/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    HƯỚNG DẪN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ

    Sau Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế thì Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư liên tịch về việc hướng dẫn Nghị định trên. Theo đó, Thông tư liên tịch hướng dẫn một số nội dung sau:

    I. QUY ĐỊNH CHUNG:

    1. Đối tượng bị tinh giản biên chế do có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau (theo Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP):

    -  Người làm việc trong điều kiện bình thường; người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 07, trở lên và có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) dưới 15 năm: nghỉ 30 ngày/năm.

    -  Người làm việc trong điều kiện bình thường; người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 07, trở lên và có thời gian tham gia BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: nghỉ 40 ngày/năm.

    -  Người làm việc trong điều kiện bình thường; người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 07, trở lên và có thời gian tham gia BHXH từ đủ 30 năm trở lên: nghỉ 60 ngày/năm.

     

    2. Tiền lương bao gồm:

    a) Tiền lương tháng gồm:

    -  Tiền lương theo ngạch, bậc là hệ số lương theo ngạch, bậc nhân với mức lương cơ sở.

    - Các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo là hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nhân với lương cơ sở

    - Phụ cấp thâm niên vượt khung là tỷ lệ được hưởng nhân với hệ số bậc lương cuối cùng trong ngạch nhân với lương cơ sở.

    - Phụ cấp thâm niên nghề là tỷ lệ % được hưởng nhân với tổng của hệ số lương theo ngạch, bậc, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung và nhân với mức lương cơ sở.

    - Mức chênh lệch bảo lưu bằng hệ số chênh lệch bảo lưu nhân với mức lương cơ sở.

     

    Mức lương cơ sở để tính chế độ:

    Trước 01/05/2010

    Từ 01/05/2010 -30/04/2011

    Từ 01/05/2011 -30/04/2012

    Từ 01/05/2012 -30/06/2013

    Từ 01/07/2013 đến thời điểm điều chỉnh tiếp theo

    650.000 đồng

    730.000 đồng

    830.000 đồng

    1.050.000 đồng

    1.150.000 đồng

    b)  Tiền lương tháng làm căn cứ được tính băng bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản. Những trường hợp chưa đủ 5 năm thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác ( áp dụng cho các chế độ quy định tại Điểm a,b,c Khoản 1 Điều 5; Khoản 2 Điều 6, Điểm b Khoản 1 Điều 7 và Khoản 4 Điều 8)

    c) Tiền lương tháng hiện hưởng làm căn cứ là tiền lương tháng liền kề trước thời điểm tinh giản biên chế (áp dụng cho các chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1,2,3 Điều 8)

     

    3. Thời gian để tính chế độ:

    - Thời gian để tính chế độ là thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước được tính hưởng BHXH và đóng BHXH, nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ phục viên. Nếu thời gian tính chế độ có tháng lẻ thì dưới 3 tháng không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính 1/2 nămtrên 6 tháng đền dưới 12 tháng tính 1 năm.

    - Cán bộ, công chức, viên chức phạm tội bị tòa án tuyên án phạt tù nhưng hưởng án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ mà vẫn được cơ quan, đơn vị bố trí làm việc thì thời gian làm việc có đóng BHXH trong thời gian thi hành án cũng được tính vào thời gian công tác để tính chế độ.

    Cập nhật bởi honhu ngày 25/03/2015 10:59:46 SA
     
    10239 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    laivanthuy (27/04/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #375937   25/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC TINH GIẢN BIÊN CHẾ:

    1. Chính sách về hưu trước tuổi:

    a) Nam đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định về BHXH và không bị trừ tỷ lệ lương hưu. Ngoài ra, còn hưởng các chế độ sau:

    - Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi, tháng lẻ thì tính như sau:

     + Đủ 6 tháng trở xuống: 1 tháng tiền lương

     + Trên 6 tháng đến dưới 12 tháng: 2 tháng tiền lương

    Tiền trợ cấp tính cho thời gian nghỉ  hưu trước tuổi quy định

     

    Số tháng được trợ câp (tính theo thời gian nghỉ trước tuổi quy định)

     

    Tiền lương tháng

    =

    x

     

     

     (bảng 1)

    - Trợ cấp 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ BHXH, trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH (đủ 12 tháng) kể từ năm thứ 21 đóng BHXH:

    Tiền trợ cấp do có trên 20 năm đóng BHXH

     

    Số năm được trợ cấp (tính từ năm thứ 21 trở đi có đóng BHXH

     

     

    =

    x  1/2   x

    Tiền lương tháng

     

     

     

    (bảng 2)

    b) Nam đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định về BHXH và không bị trừ tỷ lệ lương hưu. Ngoài ra còn được hưởng các chế độ theo bảng 2 ở trên và được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. Nếu thời gian nghỉ hưu trước tuổi có số tháng lẻ không đủ năm thì tính trợ cấp như bảng 1.

    c) Nam trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi, nữ trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định về BHXH và không bị trừ tỷ lệ lương hưu.

    d) Nam trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định về BHXH và không bị trừ tỷ lệ lương hưu.

     

    2. Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước:

    - Trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng.

    - Trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc có đóng BHXH (đủ 12 tháng)

     

    3. Chính sách thôi việc ngay:

    a) Nam dưới 53 tuổi, nữ dưới 48 tuổi và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi, nếu thôi việc ngay thì được hưởng:

    - Trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm

    - Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc có đóng BHXH (đủ 12 tháng)

    b) Nam dưới 58 tuổi, nữ dưới 53 tuổi và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi, nếu thôi việc ngay thì hưởng các khoản trợ cấp như trên.

     

    4. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề:

    Người có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nghiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, có nguyện vọng đi học nghề để tự tìm việc làm mới thì hưởng các chế độ sau:

    - Hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng BHXH, BHYT trong thời gian học nghề, nhưng không quá 6 tháng.

    - Trợ cấp kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa 6 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề.

    -  Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 3 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm.

    - Trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mổi năm công tác có đóng BHXH (đủ 12 tháng)

    - Thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương.

     

    5. Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoạc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức:

    - Người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoạc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử.

    - Trường hợp đã giữ chức vụ đượ bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 6 tháng.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    binhkontum (25/04/2015)