Hướng dẫn cách xử lý khi bị “giật hụi”

Chủ đề   RSS   
  • #544493 28/04/2020

    ThK_Law

    Mầm

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2020
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 26 lần


    Hướng dẫn cách xử lý khi bị “giật hụi”

    Vừa đọc được tin từ tuoitre.vn về việc chủ hụi viết tâm thư rồi ôm hơn 5 tỷ đồng bỏ trốn trong đêm tại Vĩnh Long khiến hàng chục hụi viên khốn đốn. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp “bị giật hụi” rồi ngậm ngụi vì chẳng biết “kêu ai, trách ai”. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn mọi người cách xử lý khi bị “giật hụi”.

    Theo quy định tại Điều 471 Bộ luật dân sự 2015 thì hụi được xem là một giao dịch dân sự hợp pháp; theo đó, nó là giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

    Việc các chủ hụi mất khả năng thanh toán cho các hụi viên khi đến hạn dẫn đến hành vi “giật hụi” hay nghiêm trọng hơn là “ôm tiền bỏ trốn” không còn là câu chuyện mới lạ. Nếu chính bạn hoặc người thân rơi vào tình huống này thì hãy giải quyết theo các hướng sau đây:

    *Nếu chủ hụi chỉ mất khả năng thanh toán, chưa bỏ trốn

    Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì giao tiền hụi cho các hụi viên khi đến kỳ chính là nghĩa vụ của chủ hụi.

    Theo đó, nếu đến kỳ hạn nhưng chủ hụi mất khả năng thanh toán , để tránh phát sinh tranh chấp các bên có thể thương lượng, hòa giải để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề tốt nhất (Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)

    Trong trường hợp, các bên không thể thống nhất ý kiến thông qua hình thức thương lượng, hòa giải thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật (Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)

    >>>Cách viết đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự TẠI ĐÂY

    *Nếu chủ hụi “ôm tiền bỏ trốn”

    Hành vi “ôm tiền bỏ trốn” không chỉ là hành vi cố ý trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền cho các hụi viên, mà hành vi này còn có thể cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 35 Điều 1 Luật hình sự sửa đổi 2017.

    Chủ hụi khi thực hiện hành vi này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.

    Bên cạnh đó, còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Trường hợp, chủ hụi có hành vi trên, các hụi viên có thể làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng trên gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết, nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.

    >>>Hướng dẫn cách làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật TẠI ĐÂY

    Cập nhật bởi ThK_Law ngày 28/04/2020 02:42:22 CH
     
    5865 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận