Hướng dẫn cách tính thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản

Chủ đề   RSS   
  • #522951 09/07/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Hướng dẫn cách tính thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản

    Hướng dẫn cách tính thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản

    Dạo một vòng Dân luật mình thấy nhiều bạn có thắc mắc về việc tính thời gian để được hưởng chế độ thai sản

    Nội dung dưới đây mình sẽ hướng dẫn cách tính thời gian để hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp:

    - Lao động nữ sinh con;

    - Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    - Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    Điều kiện để được hưởng:

    - Người lao động thuộc các trường hợp trên phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

    Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau: 

    a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

    b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này. 

    Ví dụ: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định. 

    Ví dụ: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định. 

    - Trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

    - Người lao động đủ điều kiện quy định mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật BHXH 2014


    Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau: 

    a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; 

    b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con. 

    - Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.

    CĂN CỨ:

    Luật BHXH 2014

    Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

    Xem thêm:

    >>> Tất tần tật về chế độ thai sản áp dụng trong năm 2019

    >>> Từ 1/7/2020 sẽ chỉ còn 3 trường hợp hưởng chế độ viên chức suốt đời?

     

     
    16748 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    shinichi45 (10/07/2019) enychi (09/07/2019) ThanhLongLS (09/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận