I. Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các phương tiện tương tự
Những trường hợp phải bật đèn xi-nhan gồm:
- Cho chuyển làn; rẽ phải, rẽ trái, quay đầu;
- Vượt xe khác;
- Cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe.
Khi đang điều khiển phương tiện khi di chuyển theo tuyến đường cong (không phải là ngã rẻ, chuyển làn, chuyển hướng) thì không phải bật xi nhanh vì đây vẫn xem là trường hợp đi theo một đoạn đường thẳng, đi theo một hướng, không hề gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác.
Ngoài ra, trong quá trình tham gia giao thông, một số trường hợp khác người điều khiển nên bật đèn xi-nhan để đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp việc lưu thông trên đường thuận tiện hơn. Những trường hợp đó cụ thể như sau:
- Điều khiển phương tiện đi qua vòng xuyến: Về cơ bản theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” nghĩa là khi vào vòng xuyến thì xi-nhan trái, khi ra khỏi thì xi-nhan phải.
- Khi lùi theo đường cong, ví dụ như lùi vào ngõ: phải bật tín hiệu như khi tiến vì lúc đó muốn chuyển hướng xe.
- Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường, Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi-nhan
II. Đối với xe ô tô
1. Các trường hợp bắt buộc phải bật xi nhan
2. Các trường hợp nên bận xi nhan để an toàn
3. Khoảng cách bật xi nhan
4. Mức xử phạt hành chính đối với lỗi không bật xi nhan theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nguồn: Cục cảnh sát giao thông