Hưởng BHXH khi ngã

Chủ đề   RSS   
  • #1967 19/06/2008

    levntower

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/06/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hưởng BHXH khi ngã

    Xin chào luật sư.

    Xin luật sư tư vấn cho em một chút.

    Công ty em thang 6 đến BHXH quận tham gia BHXH và em đã đóng tháng 5,6 cho nhân viên trong công ty, đến giờ chỉ có mã BHXH, chưa có thẻ BHYT.

    Đến ngày 18/6 một nhân viên trong công ty bị ngã gãy tay. Vậy nhân viên đó có được hưởng BHXH ko??? Và để được hưởng BHXH thì cần những thủ tục giấy tờ gì????

    Mong luật sư hết sức giúp đỡ.

    Em xin cảm ơn.

    Luật sư có thể gửi mail cho em ko?

    Email:le84vntower@gmail.com
     
    5384 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #1968   23/06/2008

    LS_NguyenThanhDam
    LS_NguyenThanhDam

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 622
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Cơ quan BHXH có trách nhiệm thẩm định và cấp sổ BHXH sau 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo qui định. Công ty bạn đã tham gia BHXH từ tháng 5,6 cho nhân viên trong công ty tại BHXH quận, như vậy đã quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo qui định thì cơ quan BHXH Quận nơi bạn đăng ký phải có nghĩa vụ cấp sổ BHXH cho Công ty bạn.  Việc bạn có mã BHXH nhưng chưa có thẻ BHYT là lý do khách quan và không ảnh hưởng đến quyền lợi và được hưởng BHXH khi bị tai nạn.

    Để được hưởng BHXH thì cần những thủ tục sau:

     1. Đối với người lao động thì sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ nộp cho người sử dụng lao động các giấy tờ:

    + Bản chính và 4 bản sao giấy ra viện do cơ sở y tế cấp (toàn bộ thời gian điều trị). Nhập viện nhiều lần thì nộp giấy xuất viện lần đầu và lần cuối cùng. Trường hợp xuất viện mà còn tái khám, nộp bổ sung chứng từ kèm theo sổ khám chữa bệnh hoặc đơn thuốc, Giấy chứng nhận bị tổn thương do TNLĐ (mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2000/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2000) do bệnh viện đã cấp cứu điều trị vết thương cấp (Giám đốc hoặc phó giám đốc bệnh viện ký tên đóng dấu) theo quy định của Bộ Y tế, Bản sao hộ khẩu, giấy xác nhận tạm trú của công an phường (xã), thị trấn.

    2. Đối với Công ty có trách nhiệm:

    + Lập biên bản TNLĐ khi người lao động đang làm việc bị TNLĐ (Biên bản TNLĐ phải ghi rõ thời gian, địa điểm nơi xảy ra TNLĐ, mô tả TNLĐ…), Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm sức khoẻ tại Hội đồng giám định y khoa. Hồ sơ gồm: Biên bản điều tra TNLĐ, Bản chính giấy ra viện,Giấy chứng nhận bị tổn thương do TNLĐ.

    + Trong trường hợp biên bản kết luận mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì lập hồ sơ chuyển đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đóng bảo hiểm xã hội. Hồ sơ gồm: Sổ BHXH đã xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến tháng trước khi bị TNLĐ, Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ theo mẫu số 05-HSB, Bản sao Giấy ra viện sau khi đã điều trị thương tật ổn định, Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. Nhận lại 02 bộ hồ sơ từ cơ quan BHXH theo phiếu hẹn (tối đa 15 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ). Giao cho người lao động 01 bộ hồ sơ để liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội ghi trên quyết định để nhận trợ cấp.

    Trân trọng chào bạn!

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

    Điện thoại : 0989 350 262

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại : 0989 350 262