Cũng ví dụ trên nhưng tôi cụ thể hoá để dễ hình dung : ngày 01/01/2012 A cho B vay 1 tỷ, lãi suất 3%/tháng (lãi suất cơ bản của NN cùng thời điểm là 9%/năm và lãi suất này không thay đổi trong suốt năm 2012), thời hạn vay là 03 tháng. Tuy nhiên tới ngày 01/7/2012 mà B vẫn không thanh toán cả gốc lẫn lãi nên A khởi kiện và tới ngày 01/10/2012 Toà án mới có bản án có hiệu lực giải quyết vụ kiện. Như vậy cách tính lãi theo K5 Đ474 BLDS 2005 như sau :
- Lãi suất tối đa mà B phải trả theo qui định : 9% x 150% : 12 = 1,125%/tháng.
- Lãi suất quá hạn : 9% : 12 tháng = 0,75%/tháng.
- Tổng thời gian nợ của B là 9 tháng, trong đó có 6 tháng quá hạn
- Tiền lãi mà B phải trả là : (1tỷ x 9 tháng x 1,125%) + (1tỷ x 6 tháng x 0,75%) = 146.250.000 đồng.
- Tổng tiền B phải trả : 1tỷ (nợ gốc) + 146.250.000 đồng = 1.146.250.000 đồng.
Ở đây cần chú ý 2 thuật ngữ "nợ gốc" và "nợ quá hạn" để gặp trường hợp chúng không trùng nhau thì biết cách làm, "nợ gốc" là số nợ ghi trong hợp đồng vay, như trường hợp này "nợ gốc" là 1 tỷ đồng, còn "nợ quá hạn" là số nợ còn lại tại thời điểm hết hạn (chuyển qua quá hạn), như trường hợp trên, do trong suốt thời hạn 3 tháng anh B không trả gì cho nên chuyển sang nợ quá hạn 1 tỷ, giả sử trong 3 tháng đó anh B có trả được một phần nợ gốc là 300 triệu thì "nợ quá hạn" của anh B là 1 tỷ - 300 triệu = 700 triệu.
Tuy nhiên, thực tế việc tính nợ gốc, nợ quá hạn, lãi trên nợ gốc, lãi nợ quá hạn... vẫn còn là câu chuyện nhiều tranh cãi.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557
231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM