HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Chủ đề   RSS   
  • #455389 31/05/2017

    comay_vh

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2012
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 18 lần


    HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

    Chào mọi người

    Năm 2012, bên A cho bên B vay tiền. Thời hạn 3 tháng, lãi suất 3%. Căn cứ BLDS 2005 và lãi suất cơ bản (9%/năm) , mức lãi suất 3 % vượt mức quá 150% lãi suất cơ bản. Đến hạn, nhưng bên B không trả, bên A kiện ra Tòa.

    Theo Khoản 5, Điều 474 BLDS 2005 quy định Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

     Vậy thì lãi suất nợ gốc được tính như thế nào? Lãi suất nợ quá hạn tính theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ được tính như thế nào?

    Cập nhật bởi comay_vh ngày 31/05/2017 04:49:51 CH
     
    3346 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #458300   21/06/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Cũng ví dụ trên nhưng tôi cụ thể hoá để dễ hình dung : ngày 01/01/2012 A cho B vay 1 tỷ, lãi suất 3%/tháng (lãi suất cơ bản của NN cùng thời điểm là 9%/năm và lãi suất này không thay đổi trong suốt năm 2012), thời hạn vay là 03 tháng. Tuy nhiên tới ngày 01/7/2012 mà B vẫn không thanh toán cả gốc lẫn lãi nên A khởi kiện và tới ngày 01/10/2012 Toà án mới có bản án có hiệu lực giải quyết vụ kiện. Như vậy cách tính lãi theo K5 Đ474 BLDS 2005 như sau :

    - Lãi suất tối đa mà B phải trả theo qui định : 9% x 150% : 12 = 1,125%/tháng.

    - Lãi suất quá hạn : 9% : 12 tháng = 0,75%/tháng.

    - Tổng thời gian nợ của B là 9 tháng, trong đó có 6 tháng quá hạn

    - Tiền lãi mà B phải trả là : (1tỷ x 9 tháng x 1,125%) + (1tỷ x 6 tháng x 0,75%) = 146.250.000 đồng.

    - Tổng tiền B phải trả : 1tỷ (nợ gốc) + 146.250.000 đồng = 1.146.250.000 đồng.

    Ở đây cần chú ý 2 thuật ngữ "nợ gốc" và "nợ quá hạn" để gặp trường hợp chúng không trùng nhau thì biết cách làm, "nợ gốc" là số nợ ghi trong hợp đồng vay, như trường hợp này "nợ gốc" là 1 tỷ đồng, còn "nợ quá hạn" là số nợ còn lại tại thời điểm hết hạn (chuyển qua quá hạn), như trường hợp trên, do trong suốt thời hạn 3 tháng anh B không trả gì cho nên chuyển sang nợ quá hạn 1 tỷ, giả sử trong 3 tháng đó anh B có trả được một phần nợ gốc là 300 triệu thì "nợ quá hạn" của anh B là 1 tỷ - 300 triệu = 700 triệu.

    Tuy nhiên, thực tế việc tính nợ gốc, nợ quá hạn, lãi trên nợ gốc, lãi nợ quá hạn... vẫn còn là câu chuyện nhiều tranh cãi.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |