Hợp đồng và đồng tiền thanh toán của bên nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #68292 13/11/2010

    NGUYENHOANGNAMRG

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng và đồng tiền thanh toán của bên nước ngoài

    Xin cho tôi hỏi luật sư: 

    Công ty xây dựng của tôi chuẩn bị ký hợp đồng xây dựng nhà xưởng với công ty nước ngoài, công ty nước ngoài chỉ cử 1 người đại diện ký hợp đồng thi công (không có văn phòng đại diện tại VN). Tôi nghi ngờ sợ họ rửa tiền, nếu như thật sự như vậy công ty tôi có bị vi phạm pháp luật Việt Nam hay pháp luật Quốc Tế không?

     Nhờ luật sư giải đáp, cám ơn nhiều

    -Công ty xây dựng của tôi đã ký hợp đồng thiết kế XD với công ty nước ngoài, trong hợp đồng lập thành 2 thứ tiếng (6 bộ tiếng Việt và 6 bộ tiếng anh), trong hợp đồng 2 thứ tiếng đó đồng tiền thanh toán là USD (không có thanh toán bằng tiền việt nam), và công ty tôi đã mở tài khoản tại ngân hàng nông nghiệp nông thôn việt nam bằng đồng tiền USD, như vậy có vi phạm luật không? công ty tôi có nhận bằng tiền USD tại ngân hàng việt nam do bên nước ngoài chuyển về không?

    -Nếu như vi phạm luật, nhờ luật sư hướng dẫn có cách nào tháo gỡ được không, cám ơn luật sư nhiều.

     

     

     
    16250 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #68337   13/11/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    Khi ký kết hợp đồng với đơn vị nước ngoài bạn cần tuân thủ các quy định của pháp luật ( như kiểm tra năng lực của đối tác, giao dịch với người có thẩm quyền, phương án thanh toán chặt chẽ v.v...) để tránh vi phạm hoặc bị lừa.

    Việc đơn vị đó nếu là đầu tư trá hình để rửa tiền thì sẽ bị xử lý theo quy định, còn việc bạn giao dịch làm ăn nếu không trái pháp luật thì sẽ không có liên quan gì. Trường hợp hợp đồng thanh toán bằng ngoại tệ thì bạn cần tham khảo các quy định về ngoại hối.

    Thân ái chào bạn !!!

    trích Nghị định 160/2006

    Điều 29. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

    Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo  của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối trừ các trường hợp sau:

    1. Các giao dịch với tổ chức tín dụng và tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối;

    2. Người cư trú là tổ chức được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản (giữa đơn vị có tư cách pháp nhân với đơn vị hạch toán phụ thuộc và ngược lại);

    3. Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

    4. Người cư trú được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản theo hợp đồng uỷ thác xuất, nhập khẩu;

    5. Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài;

    6. Người cư trú là tổ chức kinh doanh dịch vụ bảo hiểm được nhận ngoại tệ chuyển khoản của người mua bảo hiểm đối với các loại hàng hoá và dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;

    7. Người cư trú là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được nhận thanh toán bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam từ việc cung cấp hàng hoá và cung ứng dịch vụ;

    8. Người cư trú là cơ quan hải quan, công an cửa khẩu tại các cửa khẩu quốc tế và kho ngoại quan được nhận ngoại tệ từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh hoặc phí cung ứng dịch vụ;

    9. Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được thu phí thị thực xuất nhập cảnh và các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ;

    10. Người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài được nhận lương, thưởng và phụ cấp bằng ngoại tệ từ người cư trú, người không cư trú là tổ chức;

    11. Người không cư trú được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác hoặc thanh toán cho người cư trú tiền xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ;

    12. Các trường hợp khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận.

    Điều 30. Tài khoản tiền gửi ngoại tệ ở trong nước

    1. Người cư trú, người không cư trú là tổ chức được mở và sử dụng tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:

    a) Thu ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào;

    b) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu được phép trong nước;

    c) Thu ngoại tệ tiền mặt từ nước ngoài vào theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam;

    d) Chi bán cho tổ chức tín dụng được phép;

    đ) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ;

    e) Chi chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác hoặc các công cụ thanh toán khác bằng ngoại tệ;

    g) Chi rút ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân làm việc cho tổ chức đó khi được cử ra nước ngoài công tác;

    h) Chi chuyển khoản hoặc rút ngoại tệ tiền mặt để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài;

    i) Chỉ chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển sang tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người không cư trú khác hoặc thanh toán cho người cư trú tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu (đối với trường hợp người không cư trú là tổ chức).

    2. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân được mở và sử dụng tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:

    a) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài chuyển vào;

    b) Thu ngoại tệ tiền mặt từ nước ngoài mang vào theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam;

    c) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu hợp pháp khác;

    d) Chi bán cho tổ chức tín dụng được phép;

    đ) Chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ;

    e) Chi chuyển đổi ra các loại ngoại tệ khác hoặc các công cụ thanh toán khác bằng ngoại tệ;

    g) Chi cho, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật;

    h) Chi rút ngoại tệ tiền mặt;

    i) Chi chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển sang tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người không cư trú khác (đối với trường hợp người không cư trú là cá nhân);

    k) Chi chuyển sang gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép (đối với trường hợp người cư trú là cá nhân).

    3. Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm theo dõi và kiểm soát các hoạt động thu, chi trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ để đảm bảo việc thanh toán, chuyển tiền được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với các quy định của Nghị định này.

    ..............

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Đào Kim Lân - Email: kimlalaw2000@yahoo.com