Hợp đồng ủy quyền góp vốn có cần công chứng, chứng thực không?

Chủ đề   RSS   
  • #532145 31/10/2019

    Haitran1995

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Hợp đồng ủy quyền góp vốn có cần công chứng, chứng thực không?

    Theo quy định của pháp luật, những loại hợp đồng phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý, bao gồm:

    1.Các loại hợp đồng liên quan đến Nhà ở (Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

    - Hợp đồng mua bán nhà ở

    - Hợp đồng tặng cho nhà ở;

    - Hợp đồng đổi nhà ở;

    - Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở;

    - Hợp đồng thế chấp nhà ở;

    - Hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

    2. Các loại hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất (Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013)

    - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

    - Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

    - Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

    - Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

    3. Các loại văn bản thừa kế và di chúc

    - Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. (khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014).

    - Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự ( điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013).

    - Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực (khoản 3 Điều 630 BLDS năm 2015).

    - Di chúc miệng được người làm chứng ghi chép lại ( khoản 5 Điều 630 BLDS năm 2015).

    Như vậy, hợp đồng ủy quyền góp vốn không thuộc các trường hợp bắt buộc phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý. Do đó, chỉ cần có chữ ký xác nhận của ông A và ông B và tuân thủ đúng nội dung, hình thức theo quy định của pháp luật dân sự thì hợp đồng ủy quyền này là đúng quy định pháp luật, và đây là căn cứ để Tòa án xem xét khi xảy ra tranh chấp. Thực tế cho thấy, mặc dù pháp luật không bắt buộc hợp đồng ủy quyền phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý nhưng hầu hết khi thực hiện hợp đồng ủy quyền, các cá nhân thường công chứng, chứng thực hợp đồng hoặc có dấu xác nhận của công ty nếu là ông A ngừoi đại diện của công ty thực hiện việc ủy quyền. Do đó, để có cơ sở pháp lý vững chắc cũng như để công ty C tin tưởng vào hợp đồng ủy quyền này thì ông A và ông B nên thực hiện việc công chứng, chứng thực.

    Cập nhật bởi Haitran1995 ngày 01/11/2019 08:00:45 SA
     
    3159 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Haitran1995 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận