HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

Chủ đề   RSS   
  • #475457 21/11/2017

    hoanganhthu.277

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2017
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 1 lần


    HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

    Xin hỏi các anh chị, Hợp đồng ủy quyền giữa Giám đốc và Phó Giám đốc, theo đó:

    - Giám đốc ủy quyền cho Phó Giám đốc toàn quyền quyết định và ký kết các văn bản liên quan đến 1 dự án đầu tư cụ thể

    - Giám đốc ko được ký kết các văn bản trong phạm vi đã ủy quyền cho Phó Giám đốc, mọi văn bản Giám đốc ký trong trường hợp này đều vô hiệu.

    Thỏa thuận như thế có đúng pháp luật không ạ? Khi Giám đốc ký kết các văn bản trong phạm vi ủy quyền thì có thể buộc trách nhiệm của cá nhân giám đốc ko ạ?

    Rất mong sớm nhận được tư vấn của các anh/chị.

    E xin cảm ơn

     
    3311 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #475549   22/11/2017

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Theo mình biết thì, Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định:

    “Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

    1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

    Như vậy, nếu như Phó giám đốc đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên như luật định thì Giám đốc có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc thực hiện một số hoặc toàn bộ quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân. Phạm vi đại diện của Phó giám đốc là tùy thuộc vào nội dung ủy quyền giữa GĐ và PGĐ trong Hợp đồng ủy quyền. Phạm vi đại diện của PGĐ trong trường hợp này được quy định tại Điều 141 BLDS 2015:

     “Điều 141. Phạm vi đại diện

    1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

    a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

    b) Điều lệ của pháp nhân;

    c) Nội dung ủy quyền.”

    Và hậu quả pháp lý của hành vi đại diện theo ủy quyền của PGĐ trong trường hợp này là hoàn toàn có giá trị pháp lý cũng như không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hơp cụ thể người được đại diện phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi của mình. Cụ thể, được quy định:

    “Điều 139. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

    1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

    2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.

    3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.”

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Loando1107 vì bài viết hữu ích
    hoanganhthu.277 (24/11/2017)
  • #475688   23/11/2017

    Vienthanh77
    Vienthanh77

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Pháp luật chắc chắn là không ngăn cản việc can thiệp của người ủy quyền trong quá trình người được ủy quyền triển khai công việc ủy quyền ngay cả khi người được ủy quyền làm đúng trong phạm vi ủy quyền bởi một lý do côt lõi là người ủy uyền vẫn phải trịu trách nhiệm trong tất cả  các phat sinh do quá trình thực hiện ủy quyền đúng luật phát sinh ra.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Vienthanh77 vì bài viết hữu ích
    hoanganhthu.277 (24/11/2017)
  • #475724   24/11/2017
    Được đánh dấu trả lời

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 191 lần


    hoanganhthu.277 viết:

    - Giám đốc ko được ký kết các văn bản trong phạm vi đã ủy quyền cho Phó Giám đốc, mọi văn bản Giám đốc ký trong trường hợp này đều vô hiệu.

    Thỏa thuận như thế có đúng pháp luật không ạ? Khi Giám đốc ký kết các văn bản trong phạm vi ủy quyền thì có thể buộc trách nhiệm của cá nhân giám đốc ko ạ?

    Theo mình thì nội dung ủy quyền thứ 2 này không khả thi lắm.

    Về mặt quy định thì đúng là HĐ ủy quyền là thỏa thuận của 02 bên, miễn sau không trái pháp luật, điều lệ công ty, ...

    Tuy nhiên về bản chất thì "quyền" vẫn là của bên ủy quyền, cụ thể ở đây là Giám đốc. GĐ chỉ giao cho PGĐ thực hiện công việc nhân danh mình thôi, chứ không phải "chuyển quyền". 

    Do đó, dù có thỏa thuận như vậy trong hợp đồng ủy quyền, thì quyền quyết định cuối cùng vẫn là của GĐ thôi, cụ thể là GĐ có thể chấm dứt hợp đồng này bất kỳ lúc nào theo quy định sau:

    Theo khoản 1 Điều 569 BLDS 2015 về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền:
     
    "...nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý."
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TruongMinhToan vì bài viết hữu ích
    hoanganhthu.277 (24/11/2017)
  • #475738   24/11/2017

    hoanganhthu.277
    hoanganhthu.277

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2017
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 1 lần


    Trường hợp Giám đốc ủy quyền toàn bộ cho Phó Giám đốc thì có thể thực hiện được rồi ạ.

    Còn việc quy định "Giám đốc ko được ký kết các văn bản trong phạm vi đã ủy quyền cho Phó Giám đốc, mọi văn bản Giám đốc ký trong trường hợp này đều vô hiệu" thì e vẫn lăn tăn ko biết có được không.

     
    Báo quản trị |  
  • #475782   24/11/2017

    hoanganhthu.277
    hoanganhthu.277

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2017
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 1 lần


    E cũng sợ thỏa thuận thứ 2 không khả thi như ý kiến bạn Trương Minh Toàn nên e thỏa thuận luôn trong Hợp đồng về các trường hợp chấm dứt Hợp đồng: Hợp đồng chỉ chấm dứt khi 2 bên có thỏa thuận bằng văn bản về việc chấm dứt hoặc khi một trong 2 bên ko còn năng lực hành vi dân sự hoặc khi dự án thực hiện xong (vì ủy quyền trong quá trình thực hiện dự án)

     
    Báo quản trị |