“Hợp đồng tình ái” tại Việt Nam có giá trị pháp lý hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #609112 07/03/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 1498
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 35 lần


    “Hợp đồng tình ái” tại Việt Nam có giá trị pháp lý hay không?

    Xã hội ngày nay phát triển, kéo theo tư duy cởi mở của các cặp đôi trong vấn đề yêu đương. Từ đó, “hợp đồng tình ái” xuất hiện như một công cụ để đáp ứng nhu cầu cá nhân các bên tham gia. Nhưng pháp luật có công nhận điều đó, và nó có thể mang lại hậu quả gì?

    1. “Hợp đồng tình ái” là gì?

    Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, không hề có bất cứ khái niệm nào đề cập tới “hợp đồng tình ái”. Đây là một “thuật ngữ” mới xuất hiện và gây ra không ít sự tranh cãi về tính chất pháp lý của nó. 

    Nếu xem “hợp đồng tình ái” là một giao dịch giữa các bên thì căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

    + Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    + Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    + Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    Như vậy, nếu cả hai bên đáp ứng được những điều kiện trên, thì “hợp đồng tình ái” được tồn tại như là một giao dịch dân sự (hợp đồng dân sự) và hoàn toàn đầy đủ các giá trị pháp lý.

    2. Trường hợp nào làm cho “hợp đồng tình ái” không có hiệu lực pháp luật?

    Như đã nói, tên gọi không ảnh hưởng đến bản chất pháp lý của hợp đồng, nhưng nội dung thì lại là câu chuyện khác. Việc xác định bản chất pháp lý hợp đồng căn cứ vào nội dung các bên đã thỏa thuận. Căn cứ Điều 122, 124, 127 của Bộ luật dân sự 2015, nếu nội dung thỏa thuận của "hợp đồng tình ái" vi phạm một trong những trường hợp sau thì hợp đồng ngay lập tức sẽ vô hiệu: 

    + Sự tự nguyện của các bên tham gia không được đảm bảo

    + Chủ thể tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi, năng lực pháp luật dân sự, người chưa thành niên hoặc người có khó khăn trong việc nhận thức khi giao kết hợp đồng.

    + Nội dung và điều khoản của hợp đồng trái với những quy định của pháp luật và đạo đức của xã hội.

    + Hợp đồng có yếu tố giả tạo, cưỡng ép, đe dọa. 

    Ví dụ, một “hợp đồng tình ái” mang tính chất trao đổi lợi ích vật chất để quan hệ tình dục (giao cấu) thì đó có thể là hành vi bán dâm, mua dâm.

    Căn cứ khoản 1, 2 Điều 3 pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 có nêu rõ:

    + Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

    + Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.

    Theo Nghị định 144/2021/ NĐ-CPpháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì hành vi mua dâm, bán dâm được xem là những hành vi bị nghiêm cấm. Khi đó, thỏa thuận này vi phạm điều cấm của pháp luật và có thể được coi là trái đạo đức xã hội nên sẽ bị vô hiệu theo quy định điều 122 Bộ luật Dân sự 2015. Từ đó dẫn đến “hợp đồng tình ái” trong trường hợp này là không có hiệu lực pháp lý và không được pháp luật công nhận.

    Tham khảo: Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 thì tùy theo tính chất và mức độ người mua dâm sẽ bị xử phạt như sau:

    - Người mua dâm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền.

    - Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi mua dâm bị xử phạt hành chính như sau:

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.

    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.

    Như vậy, có thể thấy, “Hợp đồng tình ái” về bản chất, tuy không trái pháp luật nhưng tiềm ẩn rất nhiều hậu quả khó lường. Nếu bạn là người tham gia “hợp đồng tình ái” mà hai bên trao đổi không đảm bảo những quy định đã nêu thì hợp đồng của bạn có thể vô hiệu và chính bạn cũng phải đối diện với những mức xử phạt của pháp luật.

     
    572 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn gryffin vì bài viết hữu ích
    admin (09/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận