Hợp đồng thi công ký giữa bản thân và công ty do mình làm đại diện được không?

Chủ đề   RSS   
  • #604149 21/07/2023

    Hợp đồng thi công ký giữa bản thân và công ty do mình làm đại diện được không?

    Xin được Luất sư giải đáp hợp đồng thi công ký giữa bản thân và công ty do mình làm đại diện có được không?

     

     

     

     
    681 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn uybannhandanquan3 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #604416   01/08/2023

    thanhvnhd
    thanhvnhd

    Luật sư địa phương


    Tham gia:10/09/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần
    Lawyer

    Hợp đồng thi công ký giữa bản thân và công ty do mình làm đại diện được không?

    Về vấn đề ký hợp đồng giữa cá nhân và công ty do mình đại diện có các trường hợp:Ký với công ty do mình làm chủ sở hữu, ký với công ty không do mình làm chủ sở hữu, ký với loại hợp đồng phù hợp với quy định tại điều lệ hoặc không.
    Luật sư trả lời trên một tình huống chung mà chưa đi vào các hậu quả pháp lý như: hợp đồng có hợp pháp, hậu quả pháp lý do ký hợp đồng khống.
     
    Theo các giới hạn trên đây, thì cần phải hiểu định nghĩa pháp nhân hoặc không.
     
    Về vấn đề có được ký giữa cá nhân và pháp nhân (công ty, doanh nghiệp) hay không thì pháp luật không cấm. Hoàn toàn có thể ký hợp đồng. Tuy nhiên cần xem xét kỹ các căn cứ sau để tránh hậu quả không có lợi.
     
    Pháp nhân được định nghĩa như thế nào? 
     
    Pháp nhân được quy định tại điều 74, Bộ luật dân sự năm 2015.
     
    1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
     
    a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
     
    b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
     
    c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
     
    d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
     
    Cá nhân và pháp nhân đều được quyền tạo lập pháp nhân, trừ khi có quy định khác từ pháp luật
    Mặc dù không có định rõ ràng về khái niệm, thông qua các yếu tố và điều kiện, ta có thể hiểu được ý nghĩa cơ bản của pháp nhân.
     
    Pháp nhân là một hình thức tổ chức cụ thể của con người, được Nhà nước thông qua pháp luật xác định quyền lực chủ thể. Tuy nhiên, không phải mọi tổ chức đều được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức được thành lập theo quy trình, thủ tục và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo pháp luật, hoặc tồn tại trên thực tế và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo pháp luật và được Nhà nước công nhận mới có tư cách pháp nhân.
     
    Nếu một tổ chức được công nhận có "tư cách pháp nhân", tổ chức đó sẽ có toàn bộ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân theo quy định của luật.
     
    Ví dụ về pháp nhân bao gồm Công ty TNHH, Công ty cổ phần, đây là những tổ chức có tư cách pháp nhân.
     
    Ví dụ về tổ chức được thành lập nhưng không có tư cách pháp nhân là Doanh nghiệp tư nhân.
     
    Điều kiện trở thành pháp nhân
    Để trở thành pháp nhân, một tổ chức cần phải có điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân. Trong những tài liệu này, cần phải quy định rõ ràng về cấu trúc tổ chức, nhiệm vụ, và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân.
     
    Tổ chức phải sở hữu tài sản riêng biệt, không liên quan đến cá nhân hay pháp nhân khác, và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Pháp nhân là một tổ chức độc lập trong việc xác định quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của mình, do đó cần phải có tài sản riêng để tự chịu trách nhiệm với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó tạo ra.
     
    Ví dụ: Khi thành lập công ty cổ phần, các cổ đông đóng góp vốn bằng cách mua cổ phần. Tài sản này phải độc lập với tài sản cá nhân của các cổ đông, và công ty chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
     
    Trong trường hợp của Doanh nghiệp tư nhân, dù được thành lập hợp pháp, nó không có tư cách pháp nhân vì tài sản của doanh nghiệp không được tách biệt khỏi tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp.
     
    Một trong những yếu tố quan trọng khác để có tư cách pháp nhân là tổ chức phải có khả năng tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Vì pháp nhân là một tổ chức độc lập, có quyền giao dịch và xác lập quyền và nghĩa vụ, nên nó phải có khả năng tự nhân danh mình trong các quan hệ pháp luật.
     
    Pháp nhân có quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện theo pháp luật, tức là nó có thể tự nhân danh mình và tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
     
    Đại diện của pháp nhân có thể là người được chỉ định theo pháp luật hoặc được ủy quyền. Người đại diện pháp nhân cần tuân thủ các quy định về đại diện theo Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành khác, chẳng hạn như Luật doanh nghiệp.
     
    Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân:
    Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân trong việc thiết lập các quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực này không bị hạn chế, trừ khi có quy định khác từ Bộ luật dân sự hoặc các luật liên quan khác.
     
    Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân bắt đầu từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Trong trường hợp pháp nhân cần đăng ký hoạt động, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân sẽ phát sinh từ thời điểm được ghi vào sổ đăng ký.
     
    Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân sẽ chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt. Điều này có nghĩa là pháp nhân sẽ không còn quyền hoặc nghĩa vụ dân sự từ thời điểm đó.
     
    Đại diện của pháp nhân:
    Đại diện của pháp nhân có thể là người được chỉ định theo pháp luật hoặc được ủy quyền. Người đại diện pháp nhân cần tuân thủ các quy định về đại diện theo Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành khác, chẳng hạn như Luật doanh nghiệp.
     
    Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân:
     
    Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân trong việc thiết lập các quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực này không bị hạn chế, trừ khi có quy định khác từ Bộ luật dân sự hoặc các luật liên quan khác.
     
    Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân bắt đầu từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Trong trường hợp pháp nhân cần đăng ký hoạt động, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân sẽ phát sinh từ thời điểm được ghi vào sổ đăng ký.
     
    Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân sẽ chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt. Điều này có nghĩa là pháp nhân sẽ không còn quyền hoặc nghĩa vụ dân sự từ thời điểm đó.
     
    Kết luận
    Đại diện của pháp nhân ( người đại diện theo pháp luật) là người được pháp nhân trao thẩm quyền theo quy định tại điều lệ công ty. Chức danh này có thể đi thuê, có quyền và nghĩa vụ quy định tại điều lệ.
    Về vấn đề có được ký giữa cá nhân và pháp nhân (công ty, doanh nghiệp) hay không thì pháp luật không cấm. Hoàn toàn có thể ký hợp đồng. Tuy nhiên cần xem xét kỹ các căn cứ trên để tránh hậu quả không có lợi.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhvnhd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/08/2023)