Hợp đồng thanh toán bằng ngoại tệ có giá trị pháp lý không?

Chủ đề   RSS   
  • #526453 26/08/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Hợp đồng thanh toán bằng ngoại tệ có giá trị pháp lý không?

     

    Về việc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định:

    “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hốitrừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

    Trong đó, các trường hợp được phép sử dụng ngoại hối được quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN.

    Nội dung điều khoản trên cho thấy trừ một số trường hợp được phép sử dụng ngoại hối, pháp luật hiện hành cấm mọi giao dịch, thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện bằng ngoại hối. Do đó, nếu việc giao dịch mà thanh toán bằng ngoại hối thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định hiện hành, hành vi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ không đúng quy định pháp luật có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng (cụ thể về việc xử phạt một số hành vi vi phạm quy định ngoại hối khác các bạn xem thêm tại Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP nhé).

    Vậy nên, những hợp đồng nào có điều khoản thể hiện giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ thì đã vi phạm điều cấm của pháp luật. Việc vi phạm trên là cơ sở để Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015: “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội” thì vô hiệu. Như vậy, hợp đồng thỏa thuận điều khoản thanh toán bằng ngoại tệ, nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép thì có thể xem là hợp đồng vô hiệu.

    Việc xử lý hợp đồng vô hiệu căn cứ vào Điều 131 Bộ luật dân sự 2015:

    - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    - Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    - Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

    Theo đó, trường hợp hợp đồng ký kết giữa các bên quy định thanh toán bằng đồng ngoại tệ nếu không thuộc vào trường hợp được thanh toán bằng ngoại tệ thì các bên có quyền thực hiện các hành vi sau:

    - Thứ nhất, nếu hợp đồng chưa thực hiện các bên có quyền không thực hiện.

    - Thứ hai, nếu hợp đồng đang hoặc đã thực hiện xong thực hiện thì các bên chấm dứt việc thực hiện và khôi phục lại tình trạng ban đầu. Trong trường hợp này bên có lỗi phải bồi thường. Thông thường lỗi thuộc về bên soạn thảo hợp đồng khi họ đưa điều khoản thanh toán bằng ngoại tệ vào hợp đồng. Vì vậy, bên soạn thảo hợp đồng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại nếu bên còn lại chứng minh được thiệt hại.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 26/08/2019 11:48:16 CH
     
    1397 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận