#0000ff;">Chào bạn,
Rất vui khi được gặp lại bạn,
Như đã trình bày với bạn ở lần trước, việc công ty bạn giao kết loại hợp đồng trong trường hợp của bạn là không đúng quy định cho dù có bị Thanh tra Sở lao động Thương binh và Xã hội phát hiện hay không.
Nếu thanh tra không phát hiện như bạn đã nêu thì bạn có quyền yêu cầu công ty ký lại cho đúng loại hợp đồng lao động (các căn cứ yêu cầu tôi đã trình bày ở phần trả lời trước).
Và lúc này sẽ có 2 trường hợp xảy ra.
#1f497d;">- Trường hợp 1:
#1f497d;">Công ty đồng ý ký lại với bạn hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng theo đúng quy định.
Khi hợp đồng này hết hạn thì công ty bạn hoặc bạn có quyền chấm dứt hợp đồng mà không cần có sự đồng ý của bên còn lại (đương nhiên chấm dứt); hoặc hai bên thỏa thuận tiếp tục ký kết hợp đồng lao động mới.
+ Chấm dứt hợp đồng
Điều 36 Bộ luật lao động được sửa đổi bổ sung (BLLĐ) quy định Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
#1f497d;">"1- Hết hạn hợp đồng;
2- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
3- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
4- Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Tòa án;
5- Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Tòa án”.
+ Ký kết hợp đồng lao động mới
Nếu hết hạn hợp đồng mà bạn vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Quy định tại khoản 2 Điều 27 BLLĐ như sau:
“2- Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b (Hợp đồng lao động xác định thời hạn )và điểm c khoản 1 Điều này (Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng) hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn”.
#1f497d;">- Trường hợp 2:
#1f497d;">Công ty không đồng ý ký lại với bạn hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng theo đúng quy định.
+ Thì ngay lúc này bạn có quyền tiến hành các thủ tục cần thiết để yêu cầu công ty thực hiện đúng quy định về loại hợp đồng. (Các nội dung cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được trình bày bên dưới).
Hoặc
+ Khi hợp đồng 6 tháng hết hạn công ty không ký tiếp hợp đồng với bạn mà chấm dứt luôn hợp đồng lao động thì bạn có quyền tiến hành các thủ tục cần thiết để yêu cầu công ty thực hiện đúng quy định về loại hợp đồng (được trình bày bên dưới). Tuy nhiên nếu yêu cầu của bạn được Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động, Tòa án nhân dân chấp nhận và buộc công ty bạn thực hiện đúng loại hợp đồng lao động đối với bạn là hợp đồng xác định thời hạn 12 tháng thì bạn cũng chỉ làm thêm được 6 tháng nữa thì hợp đồng lao động này sẽ đến hạn và khi hợp đồng lao động này hết hạn thì công ty bạn có quyền chấm dứt hợp đồng mà không cần có sự đồng ý của bạn (giống nội dung trên).
Các quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:
Điều #1f497d;">165 BLLĐ quy định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
“1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động;
2. Toà án nhân dân.”
Điều #1f497d;">165a BLLĐ quy định trình tự Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải tranh chấp lao động cá nhân theo quy định sau đây:
1. Thời hạn hòa giải là không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải;
2. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể cử đại diện được uỷ quyền của họ tham gia phiên họp hòa giải.
Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét.
Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động.
Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản;
3. Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.
Điều #1f497d;">166 BLLĐ quy định thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
1. Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 165a của Bộ luật này.
2. Toà án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở:
a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này;
đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
4. Khi xét xử, nếu Toà án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thoả ước lao động tập thể, pháp luật lao động; thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác trái với pháp luật lao động thì tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc giải quyết hậu quả đối với các trường hợp hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác bị tuyên bố vô hiệu quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 3 Điều 48 của Bộ luật này và khoản 4 Điều này.
Theo #1f497d;">Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự quy định những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:
“1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.”
Về thẩm quyền Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại BLLĐ:
#1f497d;">“#1f497d;">Điều 162
1. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở phải được thành lập trong các doanh nghiệp có công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời.
Thành phần của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở gồm số đại diện ngang nhau của bên người lao động và bên người sử dụng lao động. Hai bên có thể thoả thuận lựa chọn thêm thành viên tham gia Hội đồng.
2. Nhiệm kỳ của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở là hai năm.
Đại diện của mỗi bên luân phiên làm Chủ tịch, Thư ký Hội đồng. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở làm việc theo nguyên tắc thoả thuận và nhất trí.
3. Người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở.
4. Hội đồng hòa giải lao động cơ sở tiến hành hòa giải các tranh chấp lao động quy định tại Điều 157 của Bộ luật này.
#1f497d;">Điều 163
Hòa giải viên lao động do cơ quan lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để tiến hành hòa giải các tranh chấp lao động quy định tại Điều 157 của Bộ luật này, tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và chi phí dạy nghề.
#1f497d;">Điều 157
1. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm.
3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
4. Tập thể lao động là những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp.
5. Điều kiện lao động mới là việc sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, định mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và phúc lợi khác trong doanh nghiệp.”
#1f497d;">Bạn có thể tham khảo thêm: (Nếu trường hợp đã khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì không áp dụng Nghị định 133/2007/NĐ-CP và Thông tư 22/2007/TT-BLĐTBXH ở dưới đây)
#1f497d;">1. Nghị định 133/2007/NĐ-CP ngày 08/08/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động.
#1f497d;">2. Thông tư 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 07/05/2008 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Hội đồng hòa giải lao động cơ sở và hòa giải viên lao động.
Trên đây là một số nội dung trao đổi cùng bạn.
Nếu có điều chi chưa rõ hoặc cần giải đáp thêm bạn vui lòng liên hệ lại theo địa chỉ email bên dưới.
Chúc bạn vui,