Chào bạn #3366cc;">#ff8c00; font-size: 13px;">ntdieu, mình xin trao đổi một vào ý kiến của mình về vấn đề này
Dựa trên sự trả lời của @ #0072bc; text-decoration: none;">#3366cc;">hanghell
Theo quy định của pháp luật lao động thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên sử dụng lao động với bên lao động là khác nhau. cả bai bên khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì đều phải dựa vào những điểm mà pháp luật quy định tại luật lao động. cụ thể là điều 37, 38 và 39.
- Luật lao động buộc người sử dụng lao động phải tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người lao động, nếu không người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nhưng ngược lại thì người lao động xúc phạm người sử dụng lao động thì không pháp luật không quy định đó là quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động
- Trách nhiệm về thời hạn báo trươc khi chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động là phải theo quy định về thời hạn báo trước (điều 37), nhưng người sử dụng lao động thì không chỉ báo trước trong một thời gian nhất định mà còn phải tuân thủ theo một trình tự thủ tục nhất định được quy định tại khoản 2, và khoản 3 BLLĐ.
- Về nội dung thì người lao động được nhà nước bảo đảm thực hiện, còn người sử dụng lao động cứng được nhà nước đảm bảo nhưng có phần hạn chế (được quy định tại điều 39 BLLĐ)
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là do ý chí của người lao động, còn quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động là do ý chí của người sử dụng lao động.
+ Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của người sử dụng lao động
Tại điều 38 Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung 2002, 2006, 2007 quy định
1- Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;
Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng, mà sau đó vẫn không khắc phục.
Mức độ không hoàn thành công việc được ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của đơn vị.
b. Người lao đô%3ḅng bị xử lý kỷ luâ%3ḅt sa thải
c. Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;
d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
Lý do bất khả kháng khác là trường hợp do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên, do địch hoạ, do dịch bệnh không thể khắc phục được dẫn tới việc phải thay đổi, thu hẹp sản xuất kinh doanh.
đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.
-> Trình tự, thủ tục để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn là:
2- Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 nêu trên, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
3- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 nêu trên, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Tại điều Điều 41 BLLĐ quy định:
1. Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc. Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường tương ứng với tiền lương trong những ngày không được làm việc, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Khoản 1 điều 42 của Bộ Luật này.
2. Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường phí đào tạo nếu có, theo quy định của Chính phủ.
3. Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
+ Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của người lao động
Theo quy định tại điều 37 BLLĐ.