hợp đồng không thế chấp

Chủ đề   RSS   
  • #28902 28/04/2009

    votkapl

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hợp đồng không thế chấp

    tôi có một tình huống cần nhờ sự hướng dẫn giải quyết:
    hiện nay  đồng nghiệp của tôi đang thụ lý một đơn tố giác của công dân.Nội dung như sau:
    ông A tố giác ông B "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" đối với số tiền 30 tỷ đồng mà ông A đã cho ông B vay trong 02 năm 2007, 2008 do ông B có dấu hiệu tẩu tán tài sản (Bán xí nghiệp gỗ) và không thanh toán tiền nợ. kèm theo đơn là toàn bộ các bản hợp đồng ghi nhận ông A đã cho ông B vay tiền; vay thành nhiều lần và mỗi lần cho vay với số tiền rất lớn, có lần cho vay lên đến 18 tỷ nhưng điều đặc biệt là tòan bộ quá trình giao kết hợp đồng không thể hiện lãi xuất cũng như không hề thể hiện ông B thế chấp bất cứ tài sản gì khi vay nợ. toàn bộ chữ ký của ông A và ông B trong hợp đồng qua điều tra ban đầu đã xác định là chữ ký thật, không có dấu hiệu làm giả.
    nhận định ban đầu, tôi xác định số tiền 30 tỷ này không thể do vay đơn thuần mà ở đây có dấu hiệu cho vay lãi nặng. tuy nhiên, phía ông B không hề cung cấp được bất cứ các tài liệu gì để làm rõ bản chất của hợp đồng nói trên.
    theo quan điểm của tôi,vụ việc chưa chưa có cơ sở để kết luận có dấu hiệu hình sự. bởi, nếu chỉ dựa trên hợp đồng viết tay, không hề có công chứng, không hề có người làm chứng cũng như không có tài sản thế chấp thì không đủ cơ sở để khẳg định số tiền 30 tỷ kia đã chuyển giao cho ông B. đây hoàn toàn có thể là chứng cứ nhưng trong trường hợp này nó chỉ là chứng cứ yếu, không thể là chứng cứ buộc tội và nó chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với chứng khác.
    điều này rất quan trọng vì nếu nghiêng về quan điểm nói trên thì sự việc giải quyết đơn giản vì đây chỉ là tranh chấp dân sự, tiền không giao thì không thể có hành vi chiếm đoạt sau đó.
    tuy nhiên, một số đồng nghiệp của tôi khẳng định: dù đồng ý vụ việc có dấu hiệu cho vay lãi nặng nhưng nếu như trong quá trình điều tra không phát hiện ra các tình tiết khác thì xét trên hồ sơ (nghĩa là chỉ căn cứ trên giấy vay nợ viết tay không thế chấp) cũng đã đủ cơ sở kết luận ông A cho ôg B vay 30 tỷ đồng thời ông B nếu không chứng minh toàn bộ số tiền đó sử dụng vào mục đích kinh doanh thì ôg B đã phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    vụ việc này tôi khẳng định không thể khởi tố và VKS cũng không thể phê chuẩn với chứng cứ sơ sài như vậy.
    tuy nhiên, tôi muốn tham khảo ý kiến khác trên cơ sở quy định của pháp luật về tính pháp lý của hợp đồng cho vay viết tay không công chứng không thế chấp, không có chứg kiến của người thứ 03
    tôi đã tìm văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề trên nhưng không tìm thấy. làm rõ vấn đè này cũng là điểm mấu chốt để giải quyết chính xác vụ việc.
    mong được sự phản hồi từ các ý kiến chuyên môn. 

     
    9773 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #28903   21/04/2009

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Hợp đồng vay tài sản

    Bạn có thể tham khảo chế định của hợp đồng vay tài sản tại các điều từ 471 đến 478.
    Hợp đồng vay không bắt buộc phải có các biện pháp bảo đảm, không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
    Theo tôi, trường hợp này có thể hướng dẫn đương sự khởi kiện đòi lại tài sản cho vay.
    Theo quan điểm của tôi, không nên hình sự hóa các quan hệ dân sự. Trường hợp trong quá trình xét xử tranh chấp hợp đồng này, nếu xét thấy có dấu hiệu hình sự thì Tòa sẽ chuyển cơ quan điều tra thôi, bạn à!

     
    Báo quản trị |  
  • #28904   26/04/2009

    phamthuphuonganh
    phamthuphuonganh

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2009
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 598
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 25 lần


    Mình đồng quan điểm với lethigam_ms, trường hợp này là một tranh chấp dân sự, nên giải quyết theo quy định pháp luật dân sự
     
    Báo quản trị |  
  • #28905   28/04/2009

    lenamduong
    lenamduong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trước hết tôi cùng đông ý không nên hình sự hóa quan hệ dân sự và tôi cùng đồng ý với ý kiến cho rằng bản chất của HDCV này cho vay nặng lãi.
    Bạn đúng dưới gốc độ là ls thì bạn phải tư vấn cho thân chủ bạn và tìm hiểu thật rõ vấn đề mới tư vấn cho thân chủ của bạn kiện đòi tiền ông B

     
    Báo quản trị |  
  • #28906   28/04/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    #ccc" align="left">

    Các quan hệ dân sự đôi khi cũng mang dấu hiệu hình sự và không tự nhiên mà chúng ta hình sự hoá vấn đề. Chẳng hạn, nếu quan hệ dân sự đó có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì nên hướng dẫn thân chủ đưa vụ việc ra cơ quan công an.

    Dấu hiệu đó là:
    - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản;
    - Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |