Hợp đồng không lương đóng BHXH như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #609913 26/03/2024

    mydtt97

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:26/03/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng không lương đóng BHXH như thế nào?

    Người lao động làm việc tại doanh nghiệp nhưng ký kết Hợp đồng lao động thỏa thuận không nhận tiền lương thì mức đóng BHXH tính như thế nào?

     
    56 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #610430   10/04/2024

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Hợp đồng không lương đóng BHXH như thế nào?

    Tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

    "Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;"

    Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thì phải tham gia đóng BHXH. Trường hợp người lao động làm việc tại doanh nghiệp thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động, bao gồm:

    - Mức lương ghi trong HĐLĐ.

    - Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

    - Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thực hiện từ 01/01/2018.

    Theo khoản 2 Điều 42 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về mức đóng BHXH đối với trường hợp làm việc nhưng không thỏa thuận nhận tiền như sau:

    "Điều 42. Quản lý đối tượng

    ...

    2. Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ."

    Theo đó, người lao động làm việc theo HĐLĐ đóng BHXH căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ. Tại Bộ luật Lao động 2019:

    "Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động

    1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

    ...

    đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    ...

    Điều 90. Tiền lương

    1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

    2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

    3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau."

    Theo đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về tiền lương trong hợp đồng lao động nhưng phải đáp ứng điều kiện mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

    Đồng thời tại Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 về hướng dẫn thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành:

    "3. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng:

    ...
    3.2. Tiền lương do đơn vị quyết định:

    ...

    d) Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

    - Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội."

    Theo đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (16/04/2024)