Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký có giá trị pháp lý không?

Chủ đề   RSS   
  • #437740 05/10/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký có giá trị pháp lý không?

    Hi mọi người, mình có một vấn đề thắc mắc liên quan đến hợp đồng giao dịch giữa các doanh nghiệp mong các anh, chị và các bạn có kinh nghiệm giải đáp giúp.

    Hợp đồng không có con dấu

    Trước ngày 01/7/2015, khi Luật doanh nghiệp 2005 còn hiệu lực thì vấn đề quản lý và sử dụng con dấu có vẻ chặt chẽ, nào là phải đăng ký con dấu với cơ quan công an rồi giữ tại trụ sở chính…

    Việc sử dụng con dấu rất quan trọng, quan trọng đến nỗi không có văn bản nào quy định hợp đồng chỉ có giá trị khi có cả con dấu và chữ ký mà đó chỉ là cách hiểu theo tập quán nước mình.

    Thế rồi, đến ngày 01/7/2015, Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, mọi sự đổi thay, việc quản lý sử dụng con dấu không còn khắt khe như trước nữa, doanh nghiệp không cần phải đăng ký với cơ quan công an…chỉ cần tự làm và thông báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là được rồi.

    Tại Luật doanh nghiệp cũng có quy định như thế này: “4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.”

    Như vậy, nếu theo điều luật này ta sẽ hiểu rằng, việc hợp đồng chỉ có giá trị khi có cả chữ ký và con dấu chỉ là chuyện dĩ vãng, còn bây giờ, hợp đồng sẽ có giá trị khi chỉ cần có chữ ký là đủ?

    Mình hiểu như vậy đúng không mọi người?

     
    100839 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    thaiphongnet (15/10/2019) BQLDA3619 (24/07/2018) hongphongpq@gmail.com (12/03/2018) tung1962 (20/10/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #496355   08/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Theo mình biết, chữ ý con dấu không có giá trị pháp lý. Hiện nay chữ ký con dấu chỉ được áp dụng trong các văn bản nội bộ, quyết định của doanh nghiệp. Một số các văn bản của cơ quan nhà nước không cho phép sử dụng chữ ký con dấu mà chỉ sử dụng chữ ký tươi. Ví dụ: Điều 19, Luật Kế toán 2015 quy định không được phép sử dụng con dấu chữ ký trên chứng từ kế toán.

    Cập nhật bởi Mydung0407 ngày 08/07/2018 05:18:09 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #496363   08/07/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3508
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    Bạn Mydung0407 nói về chữ ký con dấu thì không liên quan gì đến vấn đề đang bàn bạc ở chủ đề này. Họ đang bàn về chuyện "con dấu" chứ không phải "chữ ký con dấu"

     
    Báo quản trị |  
  • #497419   20/07/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Theo mình thì bản chất của con dấu và chữ ký thể hiện tính minh bạch và an toàn, tránh rủi ro pháp lý cho hai bên thôi. Nếu sau quá trình làm ăn lâu dài, tin tưởng nhau thì chỉ cần hai bên ký vào hợp đồng là được. Và thời điểm bên ký vào hợp đồng cuối cùng thì ngay lập tức hợp đồng có giá trị pháp lý mà không cần con dấu. Trừ những trường hợp làm ăn lớn, hợp đồng giá trị cao thì cần đóng dấu để minh bạch hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #499807   16/08/2018

    tuvanvietluat
    tuvanvietluat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/07/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Pháp luật Việt Nam hiện tại còn rất nhiều kẽ hở. Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng, quan trọng nhất là sự thống nhất và thỏa thuận giữa các bên. Và xác nhận bằng chữ ký của 2 bên chủ thể hợp đồng. Còn trong trường hợp doanh nghiệp giữa doanh nghiệp. Hợp đồng có giá trị hay không bắt buộc phải được đóng dấu và chữ ký của Giám đốc hoặc người được ủy quyền. Chỉ có con dấu, hoặc chỉ có chữ ký đều không có giá trị pháp lý trong trường hợp này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #500112   19/08/2018

    Mình nghĩ hợp đồng được ký kết bởi doanh nghiệp thì bắt buộc phải có con dấu. Bởi vì, theo quan điểm của mình hợp đồng được ký kết có hiệu lực khi đáp ứng đủ 2 thành tố: chữ ký của người đại diện theo pháp luật và con dấu của doanh nghiệp. Chữ ký của người đại diện theo pháp luật thể hiện thẩm quyền của người ký kết còn con dấu thể hiện tư cách thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp tức là nếu có phát sinh thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp vì đã "tự mình" xác nhận trong mối quan hệ hợp đồng này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #500155   20/08/2018

    inoxgiare
    inoxgiare

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình nghĩ hợp đồng được ký kết bởi doanh nghiệp thì bắt buộc phải có con dấu thì hợp đồng được ký kết mới có hiệu lực

     
    Báo quản trị |  
  • #518305   16/05/2019

    Theo mình nghĩ việc có con dấu rất quan trọng đối với cả công ty cũng như đối với đối tác.

    Thứ nhất, con dấu là đại diên cho ý chí của công ty, cho dù người đại diên có là chủ công ty đi chăng nữa thì về mặt chủ quan mà nói, chữ ký của người này cũng chỉ đại diên cho chính người đó mà thôi.

    Thứ hai, việc vừa ký vừa đóng dấu làm cho dù chỉ là về mặt thủ tục nhưng cũng làm tăng sự tin tưởng và bảo đảm hơn bởi vì đã có 2 hành động, mỗi hành động là một lần xem xét.

    Thứ ba, về hiệu lực pháp lý: tất nhiên có ý kiến cho rằng đã là thỏa thuân thì cần gì phải có con dấu, vì không có con dấu thì thỏa thuân vẫn có hiệu lực vậy! Tuy nhiên cần phải lưu ý về mặt bản chất rằng, công ty thực tế chỉ là một "đống giấy tờ trong hộc tủ" và để cho công ty hoạt động cần phải có con người thật đại diện làm thay. Xuất phát từ bản chất đó, trong bất kỳ giao dịch nào, phía công ty luôn luôn có hai chủ thể là công ty và người đại diện. Để xác định chính xác như vậy, nhất thiết phải có dấu hiệu gì để nhận biết. Do đó người đại diện có chữ ký, công ty có con dấu!

    Hơn nữa, việc có con dấu cũng như là một sự tôn trọng lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Chúng ta vẫn chỉ đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài mà thôi. Câu chuyện là như vậy đấy, mọi người thấy thế nào?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #522564   01/07/2019

    Chào Thư viện Pháp luật, 

    Xin tư vấn về cơ sở pháp lý để xem xét việc hợp đồng (cho thuê nhà) giữa 2 pháp nhân, nhưng lại không có con dấu của cả hai, chỉ có chữ ký nhưng ít nhất một trong hai chữ ký không phải là chữ ký của người đại diện pháp luật hay được uỷ quyền, thì có hiệu lực hay không ?

    Nếu muốn huỷ hợp đồng này thì làm thế nào (nếu nó có hiệu lực) ?

    Cảm ơn,

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynguyen74 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/07/2019)
  • #523207   15/07/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Luật doanh nghiệp 2014 quy đinh như vậy cũng là lẽ đương nhiên, bởi lẽ trên thực tế thì mình cải tiến luật từ việc học hỏi từ các nước phát triển, mà các nước phát triển thì chủ yếu sử dụng chữ ký trong các giao dịch, ít quan tâm đến con dấu. Tuy pháp luật quy định thoáng về con dấu nhưng hiện tại các doanh nghiệp vẫn rất coi trọng con dấu, cụ thể là trong các giao dịch luôn có con dấu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buiquangbinh071214 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/07/2019)
  • #529554   30/09/2019

    geleximcogroup
    geleximcogroup

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Trời ơi, đề nghị các Luật sư/Luật gia xem lại Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 và Nghị định 09/2010/ND-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP để xác định hợp đồng không đóng dấu có phát sinh quyền và nghĩa vụ với doanh nghiệp không nhé:-(( --> căn cứ pháp lý

    Ngoài ra, nếu không được đóng dấu thì các Luật sư/Luật gia phân biệt hộ là người ký đó ký với tư cách nào trong hai tư cách sau đây và căn cứ để xác định việc đó:

    1. Tư cách đại diện cho pháp nhân/doanh nghiệp trong giao dịch

    hay

    2. tư cách cá nhân trong giao dịch đó.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn geleximcogroup vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/09/2019) OceanBank (12/10/2019)
  • #529865   30/09/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng sự thỏa thuận của công dân, kể cả trong trường hợp sử dụng con dấu. Pháp luật Doanh nghiệp có quy định “4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.” Như vậy, việc hợp đồng có con dấu có hiệu lực hay không tùy thuộc vào sự thỏa thuận của mỗi bên. Tuy nhiên, việc có con dấu của doanh nghiệp trong hợp đồng sẽ đảm bảo giá trị pháp lý cho những vấn đề phát sinh sau này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #531546   28/10/2019

    Theo mình thấy đơn giản là các công ty phải đóng dấu vào hợp đồng. Thứ nhất là tạo uy tín, công ty thì phải có con dấu. Thứ hai là theo luật quy định như vậy nhưng ai biết điều lệ công ty quy định thế nào, có thể quy định không đóng con dấu cũng được nhưng cũng có  thể phải đóng con dấu, ai biết được. Do đó cứ phải có con dấu mới chắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #531563   28/10/2019

    michuzz25414
    michuzz25414

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Con dấu và chữ ký Con ăn học ít.nhung con muốn biết có a chị cô chú bác nào có nghĩ đồng ý như ý con nói ko.

    Đơn giản và dể chấp nhận dể xác minh la Rừng nào thì theo luật ở đó.nói riêng luât của công ty là (cụm riêng lẽ). Nói chung về luật của nhà nước ban hành thì tất cả người ở Việt nam đều phải dựa theo để chấp hành (cộng đồng). Con dấu có 1 thì cũng có thể thêm 2hay3....4..8 gì đó Chứ chữ ký thì e nghĩ nó chỉ nhận xuất phát từ chính 1 là 1 không có thêm 2 được Luật công ty có cứng hay mềm thì 2 ben làm theo. Nhưng co mời bên thẩm quyền nhà nước giải quyết thì bắt buộc phải dựa theo đó mà làm
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn michuzz25414 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/10/2019)
  • #532268   31/10/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1996)
    Số điểm: 13483
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Quan điểm của mình là không được. Vì bản chất con dấu là mang tính chất xác nhận của công ty. Việc cá nhân ký một hợp đồng có kèm theo con dấu sẽ đảm bảo tính chắc chắn về mặt pháp lý hơn cho hợp đồng, thể hiện sự xác nhận của công ty trong văn bản đó. Việc không có con dấu sẽ mang nhiều rủi ro khi xác định trách nhiệm cá nhân hay là trách nhiệm của công ty. Thực tế thì các công ty vẫn yêu cầu có con dấu đối với các văn bản mang danh công ty.

     
    Báo quản trị |  
  • #552196   19/07/2020

    Theo mình thấy thì việc sử dụng con dấu hay không sẽ phụ thuộc vào quy chế riêng của mỗi công ty. Tức là trong hoạt động thường ngày của công ty có sử dụng con dấu hay không sẽ tùy thuộc vào quy chế riêng của mỗi công ty. Đối với giao dịch hợp đồng giữa các bên sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên có thể có có thể không bắt buộc là phải có

     
    Báo quản trị |  
  • #552506   23/07/2020

    chulinhcan
    chulinhcan

    Male
    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2013
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Khi một bên hoặc bên thứ ba muốn hợp đồng không có hiệu lực để dành cái lợi hoặc chí ít là giảm thiểu thiệt hại về cho mình. Lý do họ vịn vào ở đây là hợp đồng có chữ ký mà không có con dấu của phía đối tác. 

    Đương nhiên trong trường hợp này họ không có thỏa thuận gì về việc có đóng dấu hay không. Tức không có điều khoản "Hợp đồng có kiệu lực khi một (hoặc các bên) ký tên và đóng dấu ..." kiểu như vậy. 

    Đến khi giải quyết tranh chấp ở cơ quan có thẩm quyền (Tòa án hoặc Trọng tài thương mại) thì việc hợp đồng có hiệu lực hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có hàng tỷ lý do căn cứ để lập luận chứng minh cho yêu cầu của mình và cũng có chừng đấy lý do để Tòa, Trọng tài lập luận để ra phán quyết. 

    Nếu các Luật sư, các bạn đã từng tham gia trong một vụ tranh chấp hợp đồng thì sẽ biết các lý do là gì. Tôi mạn phép nói các lý do chính như là:

    - Có đúng chữ ký của người có thẩm quyền ký kết hợp đồng hay không (người đại diện theo pháp luật hoặc người có quyền ký hợp đồng này);

    - Nội dung thỏa thuận trong hợp đồng;

    - Lịch sử giao dịch giữa các bên ....

    Luật gia Võ Quốc Trị - Email: voquoctri84@gmail.com. Phone: 0903621658

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chulinhcan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/07/2020)
  • #553083   28/07/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Việc giao kết hợp đồng, không bắt buộc các bên phải đóng dấu doanh nghiệp vào lên đó. Về việc sử dụng con dấu, sắp tới đây cũng đã có quy định mới, cụ thể như sau:

    Theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

    Khi Luật Doanh nghiệp 2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021,thì  Luật mới không quy định về việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp trước khi sử dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #553394   29/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Theo khoản 4 điều 44 Luật Doanh nghiệp, con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Đồng thời, việc sử dụng con dấu còn được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

    Như vậy, mình nghĩ thì không phải trong mọi trường hợp doanh nghiệp đều phải đóng dấu trong hợp đồng. Theo đó, phải sử dụng con dấu trong 3 trường hợp:

    - Khi pháp luật quy định phải sử dụng;

    - Điều lệ công ty có quy định;

    - Các bên thỏa thuận sử dụng con dấu.

     
    Báo quản trị |  
  • #553809   31/07/2020

    khacdaumoc
    khacdaumoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2020
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Hợp đồng luôn phải sử dụng con dấu mới chắc chắn nha bạn. Hầu hết 100% hợp đồng phải đóng dấu, giáp lai đầy đủ. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khacdaumoc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/07/2020)