Hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mời

Chủ đề   RSS   
  • #71445 03/12/2010

    timtimvatim

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mời

    Xin chào các Luật sư!

    Hiện công ty tôi có 1 vấn đề như sau:

    - Cty tôi là 1 công ty CP do 3 cty góp vốn thành lập để khác thác dự án dịch vụ kho bãi.

    - hiện chúng tôi muốn ký HĐ liên doanh với 1 công ty CP khác là công ty con của 1 trong 3 công ty sáng lập lên cty chúng tôi để khác thác 1 phần trong dự án. Như vậy có phạm luật không?

    - HĐLD này chúng tôi không muốn thành lập pháp nhân mới mà sẽ do 1 bên đứng ra khai thác sau đó phân chia lợi nhuận sau thuế, tôi muốn hỏi như vậy thì việc hạch toán chi phí, khấu hao và lợi nhuận của từng bên như thế nào?

    Rất mong nhận được sự tư vấn của các bạn,

    Thanks!
     
    45142 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #71563   03/12/2010

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Chào bạn

    Về vấn đề của ban, mình xin góp 1 số ý như sau:


    1. Về việc ký kết hợp đồng liên doanh để thực hiện 1 phần dự án:


    Hợp đồng liên doanh mà bạn nói - chính xác phải là Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).


    Việc Cty bạn ký kết hợp đồng BCC với 1 Cty con của 1 Cty đang là cổ đông của Cty bạn, thì việc này hoàn toàn có thể thực hiện được.


    Tuy nhiên, để hợp đồng BCC này có hiệu lực, bắt buộc Hợp đồng này phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, hoặc ít nhất là của Hội đồng Quản trị của Công ty. Sự chấp thuận của ĐHĐCĐ hay HĐQT còn phải xem xét tùy vào nội dung cụ thể của Hợp đồng. Và sự chấp thuận này phải được thể hiện bằng 1 biên bản và Quyết định của ĐHĐCD hoặc HĐQT công ty.


    2. Về hạch toán chi phí, khấu hao và lợi nhuận của từng bên:


    Bởi là Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) nên tất nhiên sẽ ko thành lập pháp nhân. Do đó, tất cả các hoạt động thực hiện dự án sẽ phải được thực hiện với tư cách của 1 bên hợp doanh.


    Việc hạch toán chi phí, khấu hao tài sản, cũng như phân chia lợi nhuận cần thiết phải được quy định chặt chẽ trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 bên.


    Tuy nhiên, thông thường, việc hạch toán chi phí, khâu hao tài sản sẽ chỉ được thực hiện cho Bên hợp doanh trực tiếp thực hiện dự án.


    Đối với bên còn lại, do là 1 bên hợp doanh, nhưng ko trực tiếp đứng ra thực hiện, nên có thể hiểu rằng, bên này chỉ tham gia góp vốn thực hiện dự án đầu tư. Bên này sẽ không đc hạch toán chi phí, cũng như khấu hao tài sản từ việc mua nguyên vật liệu hay các khoản chi phí khác cho việc thực hiện dự án nêu trên.


    Sau khi đã hạch toán chi phí, nộp các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính khác, lợi nhuận sau thuế sẽ được chia theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà các bên Hợp doanh đã góp.

    ------------------------
    Thân

    -----------
    Dinhlex
    DAZPRO LAWFIRM
    389 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
    M: 0915.241.373 - E: dinhlex@gmail.com



    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Dinhlex vì bài viết hữu ích
    hiyatuongda (10/07/2011) anhngocmk (02/03/2012) Dong_Bich (30/08/2018)
  • #116606   10/07/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Dinhlex viết:
    ...................


    Hello anh Đĩnh, anh ơi, cho em hỏi thêm 1 vấn đề liên quan đến BCC không thành lập pháp nhân nhé! Em đang bí rị

    Trong BCC (1 DNTN góp công nghệ và 1 Công ty cổ phần góp đất) không thành lập, HĐ ký gồm tỷ lệ góp 50-50, chịu trách nhiệm theo tỷ lệ góp. Hai bên thỏa thuận sẽ đi tìm nguồn vay:

    Vậy HĐ Vay ai sẽ là bên nào đứng ra ký tên?

    Thiệt hại chịu 50/50, nhưng vô hạn hay hữu hạn (Bởi lẽ, không có pháp nhân mới hình thành, không thể chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp vào dự án), vậy giải quyết như thế nào ạ?

    Mong nhận được ý kiến của các Ls, anh chị, các bạn!

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #117549   13/07/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    hiyatuongda viết:
    Dinhlex viết:
    ...................


    Hello anh Đĩnh, anh ơi, cho em hỏi thêm 1 vấn đề liên quan đến BCC không thành lập pháp nhân nhé! Em đang bí rị

    Trong BCC (1 DNTN góp công nghệ và 1 Công ty cổ phần góp đất) không thành lập, HĐ ký gồm tỷ lệ góp 50-50, chịu trách nhiệm theo tỷ lệ góp. Hai bên thỏa thuận sẽ đi tìm nguồn vay:

    Vậy HĐ Vay ai sẽ là bên nào đứng ra ký tên?

    Thiệt hại chịu 50/50, nhưng vô hạn hay hữu hạn (Bởi lẽ, không có pháp nhân mới hình thành, không thể chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp vào dự án), vậy giải quyết như thế nào ạ?

    Mong nhận được ý kiến của các Ls, anh chị, các bạn!



    Dinhlex xin chào hiyatuongda


    - Thứ 1: Ai sẽ là bên đứng ra vay vốn:

    => Trả lời: Bên nào cũng có thể đứng ra vay, miễn là nội dung này được nêu ra tại Hợp đồng hợp tác kinh doanh - theo đó, bên đứng ra vay là Bên nhận ủy quyền của Bên hợp doanh còn lại.

    Nội dung nhận ủy quyền vay vốn có thể được nêu rõ hoặc ko được nêu rõ trong hợp đồng vay vốn - tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên hợp doanh.

    - Thứ 2: Thiệt hại chịu 50/50, nhưng vô hạn hay hữu hạn:

    + 1. Trách nhiệm là vô hạn và liên đới giữa 2 bên hợp doanh: nếu HĐ vay ghi rõ nội dung nhận ủy quyền vay vốn

    Theo đó, ban đầu, 2 bên luôn có nghĩa vụ ngang nhau trong việc thanh toán nợ: mỗi bên có nghĩa vụ trả 1/2 khoản nợ

    Tuy nhiên, nếu sau đó, 1 bên chỉ có khả năng trả 1 khoản nhỏ hơn 1/2 khoản nợ, thì bên còn lại có nghĩa vụ trả toàn bộ khoản nợ còn lại.

    Trách nhiệm vô hạn ở đây tức là ngoài phạm vi vốn góp vào dự án - nhưng sẽ hữu hạn trong phạm vi giá trị tài sản của pháp nhân là các bên hợp doanh.

    + 2. Trách nhiệm là hữu hạn và không liên đới - nhưng có bồi hoàn: nếu HĐ hợp tác kinh doanh có thỏa thuận rằng: Bên A đứng ra vay, nhưng khi vay vốn, Hợp đồng vay sẽ không ghi nội dung Bên Vay (bên hợp doanh A) nhận ủy quyền của 1 bên Hợp doanh còn lại (bên hợp doanh B) để vay.

    Khi đó, hợp đồng vay chỉ là 1 bên hợp doanh với 1 bên thứ 3 => chỉ bên hợp doanh này mới phải chịu thanh toán nợ và chỉ Hữu Hạn trong phạm vi tài sản của Công ty này.

    Bên cho vay không có quyền đòi nợ đối với bên hợp doanh còn lại  - tính chất không liên đới.

    Tính chất bồi hoàn: Do 2 bên hợp doanh đã thỏa thuận có sự ủy quyền nhưng việc không ghi nhận vào hợp đồng vay, nên Bên hợp doanh đứng ra vay tiền có nghĩa vụ thanh toán nợ cho Bên cho vay, còn bên Hợp doanh còn lại có nghĩa vụ Hoàn lại khoản tiền tương ứng với 50% giá trị khoản nợ phải trả.

    + 3. Trách nhiệm là hữu hạn, không liên đới, và không bồi hoàn (hoàn lại): nếu HĐ hợp tác kinh doanh ko ghi nhận nội dung ủy quyền vay, ko ghi nhận cách thức ghi nhận sự ủy quyền trong HĐ vay,

    Thì hợp đồng vay vốn chỉ được giải thích là HĐ riêng của 1 bên Hợp doanh với bên cho vay - không liên quan đến bên Hợp doanh còn lại.

    Hay nói cách khác, chỉ bên Hợp doanh đứng ra vay là bên phải trả nợ - trong phạm vi hữu hạn tài sản của mình - không liên đới với Bên Hợp doanh còn lại - và Không có quyền yêu cầu hoàn lại khoản nợ đã thanh toán.

    --------------------------------

    Bởi lẽ, Hợp đồng hợp tác kinh doanh là loại hình hợp đồng rất "mở" - cho phép các bên chủ động, tự do lựa chọn phương thức hợp tác kinh doanh phù hợp nhất, không bị quản lý chặt chẽ như việc đầu tư có thành lập pháp nhân.

    Vì thế, nội dung của Hợp đồng hợp tác Kinh doanh cần thiết phải thật sát thực tế, chi tiết, đầy đủ - lường trước mọi vấn đề phát sinh.

    ---------------
    Một vài trao đổi.

    Thân!

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dinhlex vì bài viết hữu ích
    hiyatuongda (14/07/2011)
  • #169636   02/03/2012

    anhngocmk
    anhngocmk

    Sơ sinh

    Huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn luật sư về câu trả lời. Xin luật sư tư vấn giúp trường hợp của tôi.

    Công ty tôi kinh doanh taxi, có thể ký hợp đồng Hợp tác kinh doanh với một cá nhân (công ty bỏ xe, cá nhân bỏ tiền bằng giá trị của xe) mà không thành lập pháp nhân mới không?

    Việc phân chia doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo quy định tại điều, khoản của luật nào?

    Giả sử theo thỏa thuận 2 bên: Công ty chịu chi phí khấu hao, chi phí bến bãi
                                                 Cá nhân chịu chi phí nhiên liệu, lương lái xe, sửa chữa, bảo hiểm.........

    Về doanh thu kinh doanh taxi Cá nhân được hưởng hết có được không?(Công ty được sử dụng khoản tiền do cá nhân bỏ ra góp vốn) Hết thời hạn hợp tác thì Cá nhân sẽ được luôn cái xe đó?

    Rất mong luật sư tư vấn giúp cho.
     
    Báo quản trị |  
  • #71942   06/12/2010

    timtimvatim
    timtimvatim

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất cám ơn dinhlex
    nhưng ý mình hỏi là tài sản do bên mình góp vốn (cụ thể là quyền sử dụng đất) mang tên cty mình thì khấu hao như thế nào? - bên mình không đứng ra trực tiếp thực hiện
    rất mong nhận được sự tư ấn của các bạn!
     
    Báo quản trị |  
  • #104997   24/05/2011

    thutmt
    thutmt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    timtimvatim viết:
    Rất cám ơn dinhlex
    nhưng ý mình hỏi là tài sản do bên mình góp vốn (cụ thể là quyền sử dụng đất) mang tên cty mình thì khấu hao như thế nào? - bên mình không đứng ra trực tiếp thực hiện
    rất mong nhận được sự tư ấn của các bạn!


    Bạn không cho biết quyền sử dụng đất đó là lâu dài hay có thời hạn. có 2 trường hợp:
    1. Nếu quyền sử dụng đất lâu dài (không có thời hạn) thì không được trích khấu hao.
    2. Nếu quyền sử dụng đất có thời hạn (ví dụ 20, 30 năm) thì được trích khấu hao. 

    Bạn xem thêm các văn bản trích dẫn ở phía sau.

    Trích khoản 1, điều 9 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 v/v hướng dẫn chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

    Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

    1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

    - TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

    - TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.

    - TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

    - TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

    - TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

    - TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao.

    - TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

    - TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất.

    Trích tiết b, khoản 2, điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 hướng dẫn luật thuế thu nhập doanh nghiệp
    - Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định.

    - Trường hợp doanh nghiệp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.

    + Nếu tài sản mua của các tổ chức, cá nhân có hóa đơn GTGT tách riêng được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất ghi trên hóa đơn là tài sản cố định vô hình không được trích khấu hao vào chi phí được trừ.

    + Nếu tài sản mua của hộ gia đình, cá nhân không có hóa đơn GTGT thì giá trị quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình không được trích khấu hao vào chi phí được trừ. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản.

    Trích tiết đ, khoản 2, điều 4 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 (xác định nguyên giá để trích khấu hao)

    đ. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:

    - Trường hợp doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất: nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được giao được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

    - Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình. Cụ thể:

    + Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thì được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.

    + Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 24/05/2011 07:46:28 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #72029   06/12/2010

    hieppoe
    hieppoe

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2009
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    Chào Bạn!

    Hiệp xin gửi một số ý kiến trao đổi sau:

    Trước hết phải xem "Quyền sử dụng đất của Công Ty Bạn" có được đem đi góp vốn không. Theo quy định tại Điều 106; Điều 110 và Điều 111 Luật Đất Đai thì QSDĐ chỉ được đem đi "góp vốn" trong hai trường hợp: (i) Được giao đất và tiền sử dụng đất nộp không có nguồn gốc ngân sách; (ii) Thuê đất và đã trả tiền thuê đất một lần hoặc cho một thời hạn còn lại nhiều hơn 5 năm.

    Nếu như thỏa mãn điều kiện trên thì Công Ty Bạn có thể góp vốn bằng QSDĐ vào "Hợp Doanh". Việc góp vốn lúc này cần phải được định giá "QSDĐ đem đi góp vốn" và hạch toán bình thường như TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh.

    Việc hạch toán chi phí, phân chia lợi nhuận, quyền, nghĩa vụ các bên,.... sẽ do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng và cơ bản giống như bạn Dinhlex đã nói ở trên.

    Thân chào bạn!

    Có vấn đề gì cần trao đổi thêm, Bạn vui lòng liên hệ: Nguyễn Hiệp (0904 727 115)
    Cập nhật bởi hieppoe ngày 06/12/2010 04:10:13 PM

    Luật sư Nguyễn Hiệp

    Phone: 0904 727 115 - 092 8989 798

    Email: hiepnguyen@luatviban.com

    http://www.luatviban.com

     
    Báo quản trị |  
  • #72037   06/12/2010

    timtimvatim
    timtimvatim

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    rất cám ơn các Luật Sư đã tư vấn!
     
    Báo quản trị |  
  • #116563   09/07/2011

    haohao_87
    haohao_87

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần



    Chào luật sư.
    cho em hoi công ty em hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh bất động sản. năm 2010 công ty em có ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với 1 công ty có chức năng kinh doanh bất động sản để cùng tham gia đâú giá 1 MB quy hoạch đất của TP. Trên hợp đồng thỏa thuận 2 bên phân chia các lô đất theo tỷ lệ góp vốn và mỗi bên hạch tóan kế tóan độc lập và tự chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính. Vậy công ty em có đủ điều kiện để bán những lô đất này cho khách và làm các thủ tục trước bạ, xuất hóa đơn cho khách hàng k? nếu k được thì công ty em cần làm những thủ tục gì để được xuất hóa đơn! Em xin cảm ơn
    Cập nhật bởi haohao_87 ngày 09/07/2011 05:09:52 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #169970   04/03/2012

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào bạn haohao 87

    Mình xin có ý kiến về điều kiện để bán những lô đất cho khách hàng và làm thủ tục trước bạ, xuất hóa đơn căn cứ vào như điều kiện như sau:

    - Công ty bạn kinh doanh trong lĩnh vực KDBĐS nhưng là tổ chức, cá nhân nước ngoài không?

    - Công ty bạn có thuộc đối tượng được sở hữu công trình/ quyền sử dụng đất tại VN không?

    - Nếu là đối tưởng đủ quyền sở hữu công trình/ quyền sử dụng đất, thì có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với những lô đất trên thì được quyền bán, làm thủ tục, và có chức năng kinh doanh thì có quyền xuất hóa đơn là đương nhiên

    Thân chào,

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #224419   06/11/2012

    kha.minh
    kha.minh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào luật sư,

    Công ty em ký hợp đồng liên doanh BCC với đối tác phân chia công việc như sau:

    Bên A: giới thiệu khách hàng và hưởng 2% trên giá trị hợp đồng.

    Bên B: chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh và phần lợi nhuận còn lại.

    Vậy việc hạch toán chi phí, lợi nhuận của 2 bên là như thế nào, đặc biệt là bên em có cần xuất hoá đơn cho Bên B không, xuất với nội dung gì?

    Rất mong luật sư tư vấn giúp.

     
    Báo quản trị |  
  • #438138   10/10/2016

    tuan1251
    tuan1251

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin chào Luật sư,

    Trường hợp của tôi như sau:

    Công ty tôi (B) 100% vốn của 1 công ty mẹ (A). Công ty tôi (B) cùng công ty mẹ (A) và đối tác góp vốn vào 1 công ty (C).

    Nay công ty tôi có đất định cùng công ty C ký kết hợp đồng BCC để xây dựng trên khu đất này một văn phòng làm việc kết hợp cho thuê.

    Xin hỏi luật sư trường hợp này có vướng mắc bởi quy định nào của luật pháp không. Xin cám ơn.

     

     
    Báo quản trị |