Hợp đồng góp vốn - cá nhân vơi cá nhân có cần công chứng không.?

Chủ đề   RSS   
  • #181800 27/04/2012

    hungnguyen71

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 486
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Hợp đồng góp vốn - cá nhân vơi cá nhân có cần công chứng không.?

    Kính thưa Luật Sư
    Xin hỏi ? 
    1: Hiện nay có quy định nào yêu cầu các cá nhân góp vốn mua nhà với nhau phải ra công chứng hay không.?
    2: Tôi có it tiền đang muốn góp vốn với bạn tôi mua một miếng đất để kinh doanh khi nào có lời thì bán. Tôi tính sẽ để bạn tôi đứng tên cho thuận tiện giao dịch. Chúng tôi có ký vơi nhau một Hợp đồng góp vốn giữa cá nhân với vá nhân mà không qua công chứng trong đó có nêu rõ quyền và lợi ích các bên, đặc biệt là bạn tôi không đươc bán nếu chưa có ý kiên của tôi bằng văn bản. như thế có rủi ro gì không.?

    Kính mong được tư vấn
     
    48533 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #181850   27/04/2012

    cuongluatsu
    cuongluatsu
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 906
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 64 lần


    Chào bạn!
    Xin tư vấn cho bạn như sau:
    Theo quy định của pháp luật dân sự, hợp đồng xác nhận về việc góp vốn mua đất giữa những người góp vốn, dù là bản viết tay nhưng vẫn có thể được công nhận là hợp pháp nếu bảo đảm được các quy định của pháp luật.

    Căn cứ Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

    Về hình thức,“hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó” (khoản 1, khoản 2 Điều 401 BLDS).

    Trong trường hợp này, hợp đồng góp vốn để mua đất đã thể hiện ý chí thỏa thuận giữa các bên và không thuộc trường hợp bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Do vậy, nếu không vi phạm các quy định của pháp luật làm cho giao dịch dân sự đó bị vô hiệu (do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; do giả tạo; do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; do bị nhầm lẫn; do bị lừa dối, đe dọa hoặc do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình - Điều 128 đến Điều 133 BLDS) thì hợp đồng viết tay giữa các bên được coi là hợp pháp.

    Trường hợp có tranh chấp xảy ra, để xác định bản hợp đồng viết tay nêu trên có đủ cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bạn là người góp vốn và không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần phải xét đến nhiều yếu tố.

    Thứ nhất: trong nội dung đã thỏa thuận tại hợp đồng viết tay giữa hai bạn có thể hiện rõ ràng việc hai bạn cùng góp vốn để mua mảnh đất mà bạn góp vốn của bạn đã đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?

    Thứ hai: trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa chủ sử dụng cũ và người được cử ra giao dịch có quy định cụ thể bên mua là một cá nhân đại diện cho nhiều cá nhân cùng góp vốn mua không? Ngoài ra, còn có thể căn cứ vào các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan như giấy giao, nhận tiền giữa các bên góp vốn cho người được cử ra giao dịch...

    Nếu nội dung các giấy tờ liên quan đến giao dịch nói trên đã thể hiện rõ việc hai bạn cùng góp vốn mua  đất thì khi tranh chấp xảy ra, các bên góp vốn sẽ có căn cứ để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đối với phần giá trị đã đóng góp.

    Trong trường hợp những giấy tờ ở trên không thể hiện hoặc thể hiện không rõ nội dung cùng góp vốn mua quyền sử dụng đất thì các giấy tờ này vẫn được sử dụng cùng các chứng cứ, tài liệu khác để làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp.

    Tóm lại, nếu hợp đồng góp vốn trên đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và thể hiện rõ nội dung cùng góp vốn để nhận (mua) quyền sử dụng đối với mảnh đất do một người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn góp vốn nhưng không đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ có nhiều khả năng được hoàn trả lại phần giá trị đã góp nếu có tranh chấp xảy ra.

    Tuy nhiên, để hạn chế tranh chấp có thể phát sinh thì giải pháp tốt nhất là tất cả những người góp vốn cần liên hệ Văn phòng công chứng nơi có mảnh đất để lập một văn bản thỏa thuận, trong đó xác định rõ việc hai bạn cùng góp vốn nhận (mua) quyền sử dụng đất, mảnh đất đó thuộc quyền sử dụng chung của cả 2 người, sau đó nộp văn bản thỏa thuận được công chứng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến UBND cấp huyện, quận (nơi có đất) để làm thủ tục đổi lại giấy chứng nhận đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho bạn.
    Trân trọng!


    Công ty luật hợp danh Sự Thật - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

    Giám đốc: Luật sư Tạ Quốc Cường -

    - Điện thoại: 0912 479 766 - 09133 828 74- Website: luatsuthat.vn

    - Gmail: cuongluatsust@gmail.com - Phương châm: CÓ TÀI, CÓ TÂM, SẼ CÓ TẦM.

    - Địa chỉ: Số 12, ngõ 71, đường Nguyên Hồng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.

    * CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ

    1. Cử luật sư tranh tụng tại Tòa án trong các vụ án Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại

    Luật sư đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý...

    2. Tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc bằng văn bản cho các tố chức, cá nhân trong mọi lĩnh vực pháp luật.

    3. Tư vấn lập dự án đầu tư, xin thuê đất, chuyển nhượng dự án. Mua bán doanh nghiệp, đấu thầu...

    4. Thu hồi công nợ, tư vấn thu hồi nợ "Xấu".

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cuongluatsu vì bài viết hữu ích
    hungnguyen71 (27/04/2012)
  • #181865   27/04/2012

    hungnguyen71
    hungnguyen71

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 486
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn Luật Sư Cường
     
    Báo quản trị |  
  • #182440   02/05/2012
    Được đánh dấu trả lời

    hungnguyen71
    hungnguyen71

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 486
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Thưa luật sư
    1: Trường hợp bạn tôi lạm dụng tín nhiệm mà bán tài sản trên thì tôi có kiện đòi tài sản được không.?
    2: Bạn tôi đã mang tài sản chung là căn nhà đi bán cho ngươi thứ ba (do bạn tôi đứng tên chủ sở hữu) mà tôi không biết, sau khi họ ký hợp đồng ra công chứng thì bị tôi phát hiện tôi đã làm đơn khởi kiện và ADBPKKTT ngăn chặn chuyển dịch tài sản đang tranh chấp trên. Sau khi biết tôi nộp đơn ngăn chặn thì người mua nhà đã ép bạn tôi giao nhà.
    - Trường hợp này tôi nên làm gì.?
    - Người mua nhà làm như vậy có sai không.?
    - Tôi có thể tố cáo người mua nhà tội chiếm đọat tài sản người khác hay không.? vì lý do sau: Biết là tài sản đang tranh chấp mà cố tình thực hiện hành vi chiếm hữu tài sản hoặc hám lợi thấy rẻ mà chiếm hữu hoặc tiêu thụ của gian hay không.?.

    Rất mong luật sư tư vấn

     
    Báo quản trị |  
  • #507330   12/11/2018

    Trường hợp này, hợp đồng góp vốn không công chứng vẫn có giá trị, vì nó không thuộc trường hợp bắt buộc công chứng. Tuy nhiên, việc hợp đồng góp vốn này có thể làm chứng cứ để xác nhận quyền sở hữu một phần của bạn đối với quyền sử dụng đất đó không thì phải xét đến các yếu tố sau:
    - Thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn có thể hiện rằng anh góp vốn bao nhiêu và có quyền lợi bao nhiêu đối với quyền sử dụng đất mà được bạn anh đại diện đứng tên trên GCN quyền sử dụng đất. 
    Bằng cách căn cứ trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa chủ sử dụng cũ và người được cử ra giao dịch có quy định cụ thể bên mua là một cá nhân đại diện cho nhiều cá nhân cùng góp vốn mua không? Ngoài ra, có thể căn cứ vào các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan như giấy giao, nhận tiền giữa các bên góp vốn cho người được cử ra giao dịch...
    Nếu nội dung các giấy tờ nêu trên thể hiện được việc bạn và người bạn kia cùng góp vốn và bạn có quyền đối với quyền sử dụng đất đó thì bạn mới có đủ căn cứ để khởi kiện. 
    - Tuy nhiên nếu khởi kiện thì bạn có thể kiện người bạn kia, chứ không phải người thứ ba mua nhà, vì bản chất người vi phạm hợp đồng góp vốn là người bạn, còn người thứ ba không phát sinh quan hệ hợp đồng với bạn. 
     
    Báo quản trị |