Bạn hỏi còn chung chung quá, không cụ thể nên rất khó để giải thích. Hỏi giống sinh viên luật hơn là người có thắc mắc về tình huống thực tế. Vấn đề bạn hỏi để giải thích thì mang nặng tính lý thuyết và tốn nhiều giấy mực. Hì hì.
Còn bạn trả lời ở trên mình thì lại trả lời không đúng vào trọng tâm câu hỏi rồi. Người ta hỏi về "tính chất", "đặc điểm" của hợp đồng vô hiệu bạn lại trích dẫn về "thời hiệu".
Bộ Luật dân sự quy định: "Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng...". Do vậy hợp đồng là 1 dạng của giao dịch dân sự. Sau đó Bộ Luật dân sự lại có quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (hợp đồng)... Vi phạm các điều kiện này thì giao dịch dân sự, hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
Hợp đồng vô hiệu nếu đôi bên tự thỏa thuận xử lý thì cũng không sao, nếu tranh chấp không tự thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Như câu hỏi của bạn cũng có 1 phần đúng, nghĩa là thường khi có xảy ra tranh chấp thì người ta mới bắt đầu quan tâm đến tính đúng/sai của các điều khoản trong hợp đồng còn không thì cứ thế mà thực hiện thôi. Đôi khi có những thỏa thuận làm hợp đồng hoàn toàn vô hiệu mà cả đôi bên vẫn thực hiện nhưng không hề hay biết, cái này khi xảy ra tranh chấp tòa án sẽ tuyên vô hiệu hợp đồng ngay từ khi bắt đầu ký kết. Ví dụ tôi và bạn làm cái hợp đồng mua bán vàng với nhau và đã mua bán với nhau vài lần thì xảy ra tranh chấp (nhà nước hiện cấm mua bán vàng ngoại trừ các doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh). Khi đưa ra Tòa sẽ bị tuyên vô hiệu, chưa kể còn bị xử phạt nữa.
Hậu quả của Hợp đồng vô hiệu nè:
Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập hợp đồng: Thời điểm xác lập hợp đồng không đồng nghĩa với thời điểm hợp đồng bị tuyên bố là vô hiệu, do đó khi hợp đồng vô hiệu, quyền và nghĩa vụ của các bên không phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập. Điều này có thể hiểu là các bên không có sự ràng buộc về mặt pháp lí, không có sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ.
Khi hợp đồng vô hiệu, việc thực hiện hợp đồng giữa các bên sẽ bị chấm dứt, các bên tham gia hợp đồng khôi phục lại tình trạng ban đầu: Hợp đồng có thể vô hiệu tuyệt đối hoặc tương đối, có thể vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, nếu hợp đồng vô hiệu thì các quyền và nghĩa vụ được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ không còn giá trị vì nó vi phạm điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Giả sử các bên đã xác lập hợp đồng nhưng chưa thực hiện hợp đồng trên thực tế thì không được tiếp tục thực hiện.
Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...