>>> Phân biệt: Học việc, thử việc và Cộng tác viên
>>> Có đóng bảo hiểm khi ký hợp đồng cộng tác viên
>>> Những điều cần biết về hợp đồng cộng tác viên
>>> Ký HĐ cộng tác viên với mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng đúng hay sai?
Theo quy định pháp luật, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này.
Hiện Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 4 (tỉnh Vĩnh Phúc) muốn thuê cộng tác viên bán hàng, chi phí được tính theo sản lượng, ví dụ bán được 1 sim thì trả 10.000 đồng. Công ty không quản lý thời gian, địa điểm làm việc và các ràng buộc về nghĩa vụ.
Bà Phan Thị Thu Trang hỏi, theo quy định Công ty của bà có bắt buộc phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cộng tác viên không?
Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trả lời như sau:
Điều 513 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.
Theo quy định pháp luật, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này.
Như vậy, trong trường hợp công ty của bà ký hợp đồng cộng tác viên nhưng theo hình thức hợp đồng dịch vụ. Tức là, người làm việc cho Công ty cung cấp một dịch vụ làm việc bán thời gian hưởng lương dựa trên doanh số mình bán ra, không chịu sự quản lý về thời gian làm việc, quyền và nghĩa vụ,… trong Bộ Luật Lao động mà được quy định tại Chương 9 trong Bộ Luật Dân sự. Khi đó, hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ nên bên cung ứng dịch vụ không phải là người lao động nên không áp dụng chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
Theo Chinhphu.vn