Hợp đồng có hiệu lực và hợp đồng đã hoàn thành khác nhau như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #560392 13/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Hợp đồng có hiệu lực và hợp đồng đã hoàn thành khác nhau như thế nào?

    Hợp đồng có hiệu lực và hợp đồng đã hoàn thành

    Có sự khác biệt giữa hợp đồng "có hiệu lực" và "đã hoàn thành" - Ảnh minh họa

    Một hợp đồng trong Dân sự có hiệu lực có đồng nghĩa với việc nó đã hoàn thành hay không? Nếu không thì hai thuật ngữ “hợp đồng có hiệu lực” và “hợp đồng đã hoàn thành” khác nhau như thế nào?

    Để làm rõ được sự khác biệt giữa “hợp đồng có hiệu lực” và “hợp đồng đã hoàn thành”, trước hết cần xem lại khái niệm về Hợp đồng và đặc điểm pháp lý của nó. Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS)  thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

    Hợp đồng có hiệu lực được quy định như thế nào?

    Trước khi đi vào hiệu lực, hợp đồng sẽ trải qua giai đoạn đề nghị giao kết và giao kết hợp đồng. Đến khi một hợp đồng được chính thức giao kết xong theo Điều 400 BLDS, cùng với điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 117 (bao gồm điều kiện về chủ thể, hình thức, nội dung) lúc này hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực theo Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng:

    “1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

    2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”

    *Ý nghĩa của Hiệu lực hợp đồng?

    Hiệu lực của hợp đồng là căn cứ để quy trách nhiệm cho bên nào không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng (dẫn đến các trách nhiệm đền bù, bồi thường,…) còn khi hợp đồng vô hiệu (quy định tại Điều 407) thì hai bên chỉ cần hoàn trả lại tình trạng ban đầu của giao dịch. Từ những phân tích trên, có thể thấy hiệu lực của hợp đồng sẽ phát sinh khi có đủ những điều kiện cần thiết và nó cũng chính là căn cứ phát sinh những nghĩa vụ mà 2 bên phải thực hiện với nhau trong một hợp đồng, đây cũng chính là khác biệt lớn nhất giữa “hợp đồng có hiệu lực” và “hợp đồng đã hoàn thành”.

    Hợp đồng hoàn thành vào thời điểm nào?

    Thực tế không có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về khái niệm “hoàn thành” của một hợp đồng, tuy nhiên tại Điều 422 BLDS về Chấm dứt hợp đồng có quy định “hợp đồng hoàn thành” là một trong những căn cứ để xác định việc hợp đồng chấm dứt. Vậy hiểu theo nghĩa thông thường, khi hai bên hoàn thành hết các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, lúc này hợp đồng sẽ được coi là hoàn thành.

    Từ những phân tích trên, có thể đưa ra kết luận “hợp đồng có hiệu lực” là thuật ngữ chỉ tính chất pháp lý của hợp đồng, và “hợp đồng đã hoàn thành” chỉ là một thời điểm trong quá trình thực hiện “hợp đồng có hiệu lực”. Ngoài ra còn những khác biệt pháp lý nào giữa hai thuật ngữ này, mời bạn đọc bổ sung giúp!

     

     
    5036 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (15/10/2020) ThanhLongLS (13/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận