Hỏi về việc nghỉ hưu sớm của giáo viên

Chủ đề   RSS   
  • #76926 04/01/2011

    petalofwind

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về việc nghỉ hưu sớm của giáo viên

    Bố tôi sinh năm 1960, bắt đầu công tác trong ngành giáo dục từ năm 1988, bắt đầu đóng BHXH từ năm 1994. Hiện nay bố tôi bệnh nặng, không thể tiếp tục công tác. Nay gia đình muốn làm thủ tục cho bố nghỉ hưu sớm.

    Xin hỏi các thủ tục gồm những gì và các chế độ nếu có.
    Xin cảm ơn

     
    14517 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #76988   04/01/2011

    luatsuvan
    luatsuvan
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (149)
    Số điểm: 826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Chào bạn

    Theo thông tin bạn cung cấp, tôi xin có tư vấn như sau:

    Trường hợp bố của bạn đã đóng BHXH được 17 năm, tuổi đời 51 thì nếu xin thôi việc và được cơ quan đồng ý thì chỉ được trợ cấp thôi việc theo điều 5,8 nghị định #5c7996;">54/2005/NĐ-CPmỗi năm làm việc được hưởng 1/2 tháng lương, không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của luật BHXH.

    Bạn có thể tham khảo các quy định sau:

     Nghị định 54/2005/NĐ-CP: về chế độ thôi việc và bồi thường chi phí đào tạo của cán bộ công chức, viên chức

    Điều 5. Trường hợp công chức, viên chức được hưởng chế độ thôi việc

    1. Công chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

    2. Viên chức được hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau:

    a) Viên chức tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003 có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

    b) Viên chức tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 có đơn tự nguyện xin thôi việc được người đứng đầu đơn vị đồng ý chấm dứt hợp đồng làm việc;

    c) Viên chức tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 hết thời hạn của hợp đồng làm việc mà không được người đứng đầu đơn vị ký tiếp hợp đồng làm việc.

    Điều 6. Trường hợp công chức, viên chức không được hưởng chế độ thôi việc

    1. Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hình thức buộc thôi việc.

    2. Công chức, viên chức tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc mà chưa được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

    3. Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

    Điều 8. Trợ cấp thôi việc

    Công chức, viên chức thôi việc theo quy định tại Nghị định này thì cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng (là mức lương theo ngạch, bậc) và các khoản phụ cấp hiện hưởng (nếu có gồm các khoản phụ cấp được đóng bảo hiểm xã hội) do nhà nước quy định; trường hợp thấp nhất cũng được hưởng bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng và các khoản phụ cấp hiện hưởng (nếu có) do nhà nước quy định.

    Điều 9. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc

    1. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức quy định tại Nghị định này là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi có quyết định tuyển dụng đến khi công chức có quyết định thôi việc của cơ quan có thẩm quyền.

    Tổng thời gian làm việc bao gồm:

    a) Thời gian công chức làm việc thực tế tại cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước;

    b) Thời gian làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang mà chưa được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa được hưởng chế độ phục viên, chế độ xuất ngũ;

    c) Thời gian được cơ quan, đơn vị ký hợp đồng lao động;

    d) Thời gian được cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;

    đ) Thời gian nghỉ theo quy định tại các Điều 73, 74, 75 và Điều 78 của Bộ luật Lao động;

    e) Thời gian nghỉ việc để chữa bệnh có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên và thời gian này được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

    g) Thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 117 của Bộ luật Lao động;

    h) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai theo quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

    i) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

    k) Thời gian chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án (trường hợp được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ) và trong thời gian này được cơ quan, đơn vị bố trí làm việc.

    2. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức quy định tại Nghị định này:

    a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003: là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi có quyết định tuyển dụng đến khi viên chức có quyết định thôi việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

    Tổng thời gian làm việc bao gồm thời gian quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 9 của Nghị định này;

    b) Viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003: là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) tại đơn vị đó đến khi viên chức có quyết định thôi việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

    Tổng thời gian làm việc bao gồm:

    - Thời gian viên chức làm việc thực tế theo hợp đồng làm việc tại đơn vị nơi viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc;

    - Thời gian tham gia lực lượng vũ trang thuộc thời gian viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc tại đơn vị nơi viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc mà thời gian này chưa được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa được hưởng chế độ phục viên, chế độ xuất ngũ;

    - Thời gian quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 9 của Nghị định này thuộc thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc tại nơi viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc.

    3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 9 của Nghị định này là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan, đơn vị của Nhà nước.

    4. Cách tính thời gian làm việc đối với tháng lẻ được quy định như sau:

    a) Từ 01 (một) tháng đến dưới 07 (bảy) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;

    b) Từ đủ 07 (bảy) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.

    Luật BHXH 2006:

     

    Điều 50. Điều kiện hưởng lương hưu

    1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) #ff0000; font-family: arial;">Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;

    b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

    2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;

    b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

    Điều 51. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

    #ff0000; font-family: arial;">Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    #ff0000; font-family: arial;">1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;

    2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

    Điều 55. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu

    1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    #ff0000; font-family: arial;">a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

    #ff0000; font-family: arial;">b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

    #ff0000; font-family: arial;">c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

    #ff0000; font-family: arial;">d) Ra nước ngoài để định cư.

    Trân trọng
    Ls Bùi Thị Thùy Vân

     

     
    Báo quản trị |  
  • #91370   28/03/2011

    dzungtam
    dzungtam

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


     Bản thân tôi tham gia công tác hành chính cấp xã từ năm 1987 cho đến nay, tròm trèm >22 năm rồi, tuổi đời nay là  46 tuổi chưa đủ tuổi hưu. Tôi muốn nghỉ lắm rồi. Nhưng ở (#ffff00;">Điều 6. 2. Công chức, viên chức tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc mà chưa được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.) Thì khó cho tôi quá vì tôi chẳng có lý do gì cả ngoài lý do là không thích làm việc nữa mà thôi (xu nịnh, bè phái....). Làm đơn thôi việc thì không giải quyết (họ nhìn vào năng lực rất tốt của tôi), tự ý bỏ việc thì công cốc trong 22 năm trời. Các bạn xem có điều luật nào khác chỉ cho tôi với. Xin cảm ơn trước!

     
    Báo quản trị |