Hỏi về việc di dời cột điện cá nhân

Chủ đề   RSS   
  • #547319 28/05/2020

    vanhong.vl2020

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Hỏi về việc di dời cột điện cá nhân

    Xin chào Luật sư!

    Tôi xin trình bày nội dung cần hỏi về việc di dời cột điện nhà tôi, như sau:

    Trước đây, do Nhà nước vận động giải phóng mặt bằng người dân hiến đất để làm đê bao giao thông, phía gia đình tôi có hiến đất chiều ngang 1,5m; chiều dài khoảng 200m để làm tuyến đê bao giao thông nông thôn tại địa phương, qua đó chính quyền ấp vận động người dân rải đá để người dân đi lại thuận tiện. Sau một thời gian, khi phần đất tôi hiến làm đường giao thông được đầu tư xây dựng đal, người dân có đóng tiền đối ứng mỗi hộ đóng gần 900.000 đồng  để làm tuyến đường, mặc dù hàng năm vẫn thu 300.000 đồng mỗi hộ cho quỹ giao thông nông thôn.  Ban đầu khi đal xây dựng xong người dân lưu thông xe máy bình thường, tuy nhiên trên tuyến đal này phía gia đình tôi hiến đất có 2 cây cột điện: một cây là do gia đình tự mua để kéo dây điện sinh hoạt do xa tuyến đường điện của công ty điện lực nên gia đình phải tự mua cột để điện lực kéo điện, cây còn lại là điện kinh doanh của 5 hộ gần nhau hùn tiền lại mua để kéo điện cho hoạt động kinh doanh trong đó có gia đình tôi nên lúc đó đặt tại đất nhà tôi. Một số hộ có nhu cầu chạy xe ba gác vào tuyến đal này nhưng do có 2 cây cột điện nên không đi ngang được, chỉ xe máy mới đi ngang được, nên một số người có nhu cầu xe ba gác yêu cầu điện lực và chính quyền xem xét di dời 2 cây cột điện này vào cập mé hàng rào nhà kế bên (nhưng vẫn trong phần đất gia đình hiến) để thông xe ba gác và thuận tiện đi lại. Phía cán bộ điện lực đã có đến nhà tôi với một người cùng ấp với tôi  (người có nhu cầu chạy xe ba gác vô tuyến đal) để thỏa thuận với gia đình về việc di dời 2 cây cột điện này. Gia đình tôi đồng tình việc di dời này, tuy nhiên gia đình tôi yêu cầu phía điện lực:

    1.  Phía điện lực khi di dời cột điện kinh doanh phải có thống nhất của 4 hộ còn lại vì đây là tài sản chung của 5 hộ gia đình, gia đình tôi không tự quyết định, việc di dời không làm gãy đỗ cột nếu có thì khắc phục.

    2. Còn phía cây cột điện gia đình tự mua để kéo điện sinh hoạt của gia đình vẫn cho di dời nhưng phía điện lực phải cam kết khi di dời có gãy đổ thì khắc phục lại cho gia đình sử dụng và tiếp tục quản lý (vì khi  vận động hiến đất làm đường thì 2 cây cột điện đã đặt từ trước)

    Cán bộ điện lực không đồng ý cam kết vì cho rằng đây không là trách nhiệm của mình,  còn nói nếu cột điện gãy thì hộ tự mua chỉ có 1,5 triệu đồng hoặc chính quyền địa phương mua hỗ trợ. Gia đình không đồng ý. Cán bộ và người đi cùng đi về.

    Vài hôm sau, phía điện lực tự ý thực hiện di dời cột mà không hỏi ý kiến gia đình tôi. Khi gia đình phát hiện ngăn cản thì cán bộ này gọi điện thoại báo phó chủ tịch ủy ban xã vào hiện trường rồi tiếp tục thực hiện di dời. Gia đình tôi rất bức xúc vì sự việc này. Phía gia đình tôi có yêu cầu:

    1.  Phía điện lực hoặc chính quyền địa phương khi di dời cột điện kinh doanh phải có thống nhất của 4 hộ còn lại vì đây là tài sản chung của 5 hộ gia đình, gia đình tôi không tự quyết định, việc di dời không làm gãy đỗ cột nếu có thì khắc phục.

    2. Còn phía cây cột điện gia đình tự mua để kéo điện sinh hoạt của gia đình vẫn cho di dời nhưng phía điện lực phải cam kết khi di dời có gãy đổ thì khắc phục lại cho gia đình sử dụng và tiếp tục quản lý (vì khi  vận động hiến đất làm đường thì 2 cây cột điện đã đặt từ trước)

    Nhưng phía điện lực và chính quyền địa phương không đồng ý cam kết vì cho rằng hiện nay cột điện kinh doanh, điện sinh hoạt cho dù công ty điện hay hộ dân mua  kéo điện khi hư hỏng hay có sự cố thì điện lực vẫn sữa chữa cho người dân sử dụng, đây là trách nhiệm rồi nên sẽ không cam kết hay hứa khắc phục sự cố gì hết, phía chính quyền địa phương cũng ý kiến vậy. Gia đình không thống nhất nên không cho di dời vì không được cam kết. Tuy nhiên, phía điện lực và chính quyền tự ý di dời không hỏi ý kiến gia đình đến khi gia đình phát hiện yêu cầu dừng hoạt động di dời thì phía cán bộ di dời của điện lực có lời nói thô tục với gia đình, chính quyền địa phương cũng không ý kiến gì chỉ nói gia đình nên cho di dời nếu không khi người dân chạy xe bị té hay va chạm thì gia đình chịu trách nhiệm. Nhưng nếu điện lực chịu trách nhiệm sao lại không đồng ý cam kết cho người dân an tâm? hoặc ban đầu gia đình tôi kéo điện sử dụng phải tự mua cột mà điện lực không hỗ trợ cột, giờ nếu gãy đỗ ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Chính quyền địa phương là để bảo vệ lợi ích cho người dân nhưng không hỏi ý người dân mà tự ý di dời tài sản của người dân. Gia đình tôi không đồng ý cho di dời. Xin hỏi Luật sư trong trường hợp này gia đình tôi xử sự vậy có đúng không? Xin luật sư phân tích thêm để gia đình bảo vệ được quyền lợi của mình. Mong sớm nhận được sự phản hồi của Luật sư, chân thành cảm ơn.

     
    1766 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vanhong.vl2020 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #547367   29/05/2020

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Thật ra thì sự việc đâu đến nỗi quá nghiêm trọng như gia đình bạn nghỉ: Tuy đất là do gia đình bạn hiến mà sau khi đã hiến thi không còn quyền hạn gì đối với đất đã hiến hiến. Trên đất hiến có hai cột điện nhưng lại nằm giữa lối đi gây cản trở giao thông thì tất nhiên phải di dời chứ không cần có sự đồng ý của các hộ có liên quan. ngành điện và chính quyền địa phương đã giải thích rõ la trong quá trình di dời nếu xảy ra sự cố thì họ sẽ có trách nhiệm để đảm bảo an toàn và việc sử dụng điện liên tục thì đó là cam kết nên gia đình bạn không cần thiết phải yêu cầu họ phải ký cam kết giấy trằng mực đen thi mới cho di dời, làm vậy là hơi quá và xem như không tin tưởng vào cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đó bạn.

    Tóm lại thì cứ để họ di dời, trong quá trình di dời bạn cứ chứng kiến, quay phim chụp hình tùy ý để giám sát việc di dời, nếu họ làm gãy trụ điện mà không khắc phục thì bạn cũng có bằng chứng yêu cầu họ phải có trách nhiệm.

    Vậy là vẹn cả đôi đường chứ làm căng thẳng làm gì!

    Thân mến

     

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/05/2020) vanhong.vl2020 (30/05/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com