Hỏi về việc cho vay nặng lãi và đánh người có tổ chức

Chủ đề   RSS   
  • #511867 09/01/2019

    Ngocanhpt4786

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về việc cho vay nặng lãi và đánh người có tổ chức

    Tôi muốn hỏi về việc này.Em trai tôi có vay 1 khoản 10 triệu,lãi suất hàng tháng trả 1 triệu 800 ngàn .Nhưng do chậm lãi mấy ngày,em trai tôi mới đến trả lãi.Bên cho vay gọi em tôi vào nhà,đóng cửa và 5 người đã đánh em trai tôi,dùng chân tay đánh em tôi,còn lấy mẩu thuốc lá đang hút châm vào mắt em tôi,may em tôi đỡ được.Họ đánh em tôi hơn 1 tiếng đồng hồ,rồi bắt viết giấy ghi nợ 1 xe máy 10 triệu,hẹn ngày hôm sau đến trả nốt nếu không thì đánh chết rồi mới cho về .Hôm sau em tôi phải nhập viện, chụp chiếu,sương sườn bị dạn,phải nằm 1 chỗ ít nhất là 4 tuần,e dâu tôi thì phải nghỉ làm chăm sóc.Em trai tôi là trụ cột kinh tế trong nhà.Vậy tôi muốn hỏi là bên cho vay va đánh em tôi có phải chịu tội không và phải đền bù cho nhà tôi như thế nào
     
    3203 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #511900   09/01/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Về hành vi đánh người gây thương tích:

    Theo thông tin bạn cung cấp, bên cho vay gọi em bạn vào nhà, đóng cửa và 5 người đã đánh em trai bạn; kết quả là em bạn phải nhập viện, chụp chiếu, sương sườn bị dạn, phải nằm 1 chỗ ít nhất là 4 tuần. Do đó, bên cho vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trường hợp có tổ chức được quy định tại Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

    Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 

    đ) Có tổ chức;               

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 

    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; 

    i) Có tính chất côn đồ; 

    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: 

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; 

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; 

    c) Phạm tội 02 lần trở lên; 

    d) Tái phạm nguy hiểm; 

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: 

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; 

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; 

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này…”

    Do bạn chưa cung cấp mức độ thương tật của em bạn nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác mức hình phạt dành cho bên  cho vay. Theo đó, bên cho vay có thể bị  phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm.

    Về hành vi ép viết giấy ghi nợ:

    Điều 170 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản:

    “1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

    Theo thông tin bạn cung cấp, bên cho vây đánh em bạn hơn 1 tiếng đồng hồ rồi bắt viết giấy ghi nợ 1 xe máy 10 triệu. Như vậy, họ đã đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác để em bạn viết giấy ghi nhợ xe máy trị giá 10 triệu đồng nhằm chiếm đoạt tài sảnnày. Do đó, bên cho vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Khoản 1 Điều 170 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với mức phạt là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Về mức bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 590 BLDS 2015:

    Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

    d) Thiệt hại khác do luật quy định.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

    Như vậy, bên cho vay phải bồi thường cho em bạn như sau:

    + Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

    + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

    + Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

    + Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải bồi thường thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

    Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    trinhnhat.c500 (02/03/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.