Chào mừng bạn đến với DanLuat. Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và bạn bè, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN. Xem Hướng Dẫn Sử Dụng.

Hỏi về tranh chấp đường nước thải sinh hoạt

Chủ đề   RSS   
  • #83769 18/02/2011

    vycandy

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về tranh chấp đường nước thải sinh hoạt

    Căn nhà hiện thời của tôi có đường thoát nước sinh hoạt đi ngang qua nền nhà bên cạnh theo mô hình xây dựng từ trước năm 1960. Ông Dân mua lại căn nhà bên cạnh này, đang cho thi công xây nhà mới. Trong quá trình thi công đã san lấp luôn đường thoát nước sinh hoạt nhà tôi mà không hề thông báo với gia đình tôi, khiến cho gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
    Nay tôi muốn xây đường thoát nước sinh hoạt mới, xin hỏi tôi có quyền yêu cầu ông Dân góp 1 phần vào chi phí xây dựng đường thoát nước mới cho gia đình tôi hay không? Hiện nay ông Dân không hề tỏ thiện ý muốn giúp đỡ mà còn muốn đi nhờ theo đường thoát nước mới mà gia đình tôi sắp thi công, khiến cho gia đình tôi rất bức xúc.

    Mong nhận được tư vấn của các bạn. 
    Xin chân thành cảm ơn.
     
    11920 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #84148   21/02/2011

    NguyensoaiD36
    NguyensoaiD36

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2010
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 840
    Cảm ơn: 69
    Được cảm ơn 62 lần


    Việc ông Dân san lấp bít kín đường thoát nước đã có từ trước của bạn là vi phạm pháp luật dân sự. Bởi điều 277 bộ luật dân sự 2005 qui định nếu căn nhà của bạn có vị trí tự nhiên mà việc thoát nước buộc phải qua bất động sản của ông Dân  thì ông Dân phải dành một lối thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

    Tuy nhiên, căn cứ pháp luật trên cũng qui định bạn phải hạn chế đến mức thấp nhất cho Ông Dân khi lắp đặt đường dẫn nước thoát, nếu gây  thiệt hại thì phải bồi thường. Chính qui định này dễ dẫn tới tranh chấp về việc bồi thường nếu ông Dân có ác cảm với bạn, mà hễ chuyện ấy xảy ra thì đường thoát nước của nhà bạn chưa thể lắp đặt, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt.

    Suy cho cùng, bạn phải nhờ đất của ông Dân để lắp đặt đường thoát nước, dù bạn có chôn sâu đường thoát nước dưới đất cũng không làm thay đổi bản chất việc bạn có nhờ đất của ông ta, cho nên thay vì bức xúc, bạn cứ nghĩ  bạn và ông Dân "kẻ có của, người có công", ông Dân cho nhờ đất, còn bạn bỏ tiền lắp đặt đường thoát nước mới cho hai bên cùng sử dụng, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn, còn như bạn khéo léo để ông Dân chịu ký 1 thỏa thuận bằng văn bản như tôi vừa nêu thì quá tuyệt vời.

    Bạn thử nghĩ, bị người khác phá đường thoát nước bạn đã rất bức xúc, vậy nếu bạn là ông Dân, bạn có bức xúc không khi trên đất của mình có đường thoát nước của người khác ? Thiệt hại do phải lắp đường thoát nước mới của bạn, so với thiệt hại của ông Dân nếu để đường thoát nước cũ của bạn tồn  tại sẽ làm ảnh hưởng toàn bộ qui hoạch sử dụng đất của ông ta, cái nào lớn hơn ?
    Cập nhật bởi NguyensoaiD36 ngày 21/02/2011 10:08:16 AM

    SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyensoaiD36 vì bài viết hữu ích
    vycandy (21/02/2011) nguoinhaque009 (17/03/2011)
  • #84162   21/02/2011

    tuanbui211988
    tuanbui211988
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (193)
    Số điểm: 1277
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 55 lần


    Theo tôi, trường hợp của bạn không thể áp dụng điều 277 BLDS vì đây là quyền cấp, thoat nước qua Bất động sản liền kề. Mà trong trường hợp này, bạn phải áp dụng Điều 270 BLDS về:

    Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải

    Chủ sở hữu nhà phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng làm ô nhiễm môi trường.
    Việc đường thoát nước thải sinh hoạt của bạn đã tồn tại từ trước, nay chủ sở hữu mới không cho bạn được thoát nước thải qua bất động sản của họ thì đó là quyền của họ.
    Như bạn nói,Gia đình bạn sắp thi công 1 đường thoát nước thải sinh hoạt khác, từ đó có thể thấy vị trí đất nhà bjan hoàn toàn có thể xây dựng đường thoát nước sinh hoạt riêng.
    Thân chào!

    anhtuankh21@gmail.com

    tuanbui211988@yahoo.com

    0933 550 500

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuanbui211988 vì bài viết hữu ích
    vycandy (21/02/2011)
  • #84174   21/02/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào #0072bc;">NguyensoaiD36 & #0072bc;">tuanbui211988!

    Cả hai bạn đều đúng.

    Nguyên Soái đạt giả định: "...nếu căn nhà của bạn có vị trí tự nhiên mà việc thoát nước buộc phải qua bất động sản của ông Dân..." nên việc viện dẫn Điều 277 BLDS là chính xác.

    Còn Anh Tuấn phán đoán: "...có thể thấy vị trí đất nhà bạn hoàn toàn có thể xây dựng đường thoát nước sinh hoạt riêng" nên nó thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 270 BLDS.

    Vấn đề còn lại là #0072bc;">vycandy phải khẳng định xem vị trí thửa đất nhà mình thuộc trường hợp nào và định xây dưng mới đường thoát nước ra sao?

    Trân trọng!  

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    vycandy (21/02/2011)
  • #84389   22/02/2011

    NguyensoaiD36
    NguyensoaiD36

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2010
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 840
    Cảm ơn: 69
    Được cảm ơn 62 lần


    Điều 270 BLDS áp dụng cho trường hợp chủ sỡ hữu nhà để nước thải chảy tràn tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới nơi sinh hoạt chung của cộng đồng hoặc các nhà lân cận. Trong khi đó, bạn vycandy cho biết nhà bạn ấy đã có đường thoát nước từ trước năm 1960, nay bị ông Dân lấp mất, chứ đâu phải nhà bạn vycandy để nước thải chảy tràn tự nhiên làm ảnh hưởng tới ông Dân. Bởi lẽ vừa nêu, việc căn cứ điều 270 BLDS để giải quyết trường hợp này là vận dụng sai pháp luật. 

    Tôi xin đính chính : tôi khẳng định chứ không phải giả định nhà của bạn vycandy có vị trí tự nhiên buộc phải thoát nước qua bất động sản của người khác, bởi trong chủ đề,  bạn vycandy đã cho biết nhà bạn ấy có đường thoát nước đi ngang đất nhà bên cạnh từ trước 1960, nên trường hợp này phải áp dụng điều 277BLDS để giải quyết. Trong khi đó, bạn vycandy không hề trình bày hiện nay nhà bạn ấy định làm đường thoát nước mới không đi ngang đất của ông Dân, do đó tôi nghĩ mọi quan điểm theo hướng này là suy diễn ra ngoài chủ đề. Riêng với nhận định :#ff0000;">"#ff0000;">Việc đường thoát nước thải sinh hoạt của bạn đã tồn tại từ trước, nay chủ sở hữu mới không cho bạn được thoát nước thải qua bất động sản của họ thì đó là quyền của họ." thì xin bạn tuanbui211988 vui lòng cho biết qui định pháp luật nào và dữ liệu nào ở topic để bạn căn cứ vào mà đưa ra quan điểm đó ?
    Cập nhật bởi NguyensoaiD36 ngày 22/02/2011 12:33:41 AM

    SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyensoaiD36 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (17/03/2011)
  • #84457   22/02/2011

    tuanbui211988
    tuanbui211988
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (193)
    Số điểm: 1277
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 55 lần


    - Đầu tiên tôi rất mong bạn NguyesoaiD36 bình tĩnh để xem xét vân đề, mọi vấn đề nêu ra trên diễn đàn đều được tranh luận trên tinh thần khoa học.
    - Việc tôi đưa ra nhận định :
    #ff0000;">Việc đường thoát nước thải sinh hoạt của bạn đã tồn tại từ trước, nay chủ sở hữu mới không cho bạn được thoát nước thải qua bất động sản của họ thì đó là quyền của họ và áp dụng điều 270 là có cái lý của tôi trên cơ sở xem xét đến quy định tại điều:

    Điều 265. Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản 

    1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.

    2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

    Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách.
    Bạn xem xét nha.
    Trân trọng!

    anhtuankh21@gmail.com

    tuanbui211988@yahoo.com

    0933 550 500

     
    Báo quản trị |  
  • #84670   22/02/2011

    NguyensoaiD36
    NguyensoaiD36

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2010
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 840
    Cảm ơn: 69
    Được cảm ơn 62 lần


    Tôi không thấy trong chủ đề có dữ liệu về việc Nhà bạn vycandy tranh chấp ranh giới với ông Dần, do đó, việc bạn tuanbui211988 viện dẫn điều 265 BLDS qui định nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản vào trường hợp này là một lần nửa lại vận dụng sai pháp luật, ra ngoài chủ đề.

    Chừng nào bạn tuanbui21198 tìm được căn cứ pháp luật qui định " Chủ sỡ hữu được quyền không cho người khác tiếp tục sử dụng đường thoát nước đã có từ trước và đi qua bất động sản mà mình mới nhận quyền sỡ hữu" thì nhận định #ff0000;">"#ff0000;">Việc đường thoát nước thải sinh hoạt của bạn đã tồn tại từ trước, nay chủ sở hữu mới không cho bạn được thoát nước thải qua bất động sản của họ thì đó là quyền của họ." mới có căn cứ và "tinh thần khoa học".

    Tôi luôn bình tĩnh và tôi cũng mong bạn như vậy để đừng liên tiếp đưa ra các quan điểm sai. Nếu cần suy luận thì hãy suy luận như sau : các chủ trước đều đồng ý cho nhà bạn vycandy thoát nước qua bất động sản của mình => thật sự nhà của bạn vycandy có vị trí tự nhiên phải thoát nước như vậy ( nếu nhà bạn vycandy có lối thoát nước riêng nhưng không làm thì chắc chẳng ai đồng ý ) => Ông Dần cũng phải đồng ý ( theo qui định tại điều 277 BLDS ). Trường hợp ông Dần muốn không cho nhà bạn vycandy sử dụng bất động sản của mình để làm đường thoát nước tiếp tục thì ông Dần phải chứng minh được nhà bạn vycandy có lối thoát nước riêng nhưng không chịu làm, đồng thời phải thông báo trước cho nhà vycandy chuẩn bị, nếu nhà vycandy không chấp nhận thì hai bên phải nhờ pháp luật phân xử và ông Dần chỉ được không cho nhà vycandy sử dụng tiếp đường thoát nước khi nào có phán quyết có hiệu lực tuyên ông được như vậy.
    Cập nhật bởi NguyensoaiD36 ngày 23/02/2011 08:21:27 SA

    SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyensoaiD36 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (17/03/2011) giangthdq (29/06/2015)
  • #88941   17/03/2011

    nguoinhaque009
    nguoinhaque009

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 361
    Được cảm ơn 10 lần


    Chủ đề này tranh luận hay ghê, nhất là ông ( bà ) nguyensoaiD36, lập luận hết sức chặt chẽ, dễ hiểu, mấy vụ này ở quê thường xảy ra lắm, thiệt là bổ ích.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguoinhaque009 vì bài viết hữu ích
    giangthdq (29/06/2015)
  • #389895   29/06/2015

    Thật bổ ích. Xin cảm ơn nguyensoaiD36. Vì gia đình mình đang ở vị trí gia đình ông Dân.

     
    Báo quản trị |