Hỏi về sạp trong chợ

Chủ đề   RSS   
  • #443834 13/12/2016

    nhatraicay@gmail.com



    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/06/2011
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 1910
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 4 lần


    Hỏi về sạp trong chợ

    Chào luật sư xin cho tôi hỏi tôi có 1 sạp trong chợ quận 7 .giờ em tôi sang cho tôi 1 sạp bên cạnh để thành sạp đôi . sạp đôi này hiện cho thuê bán quần áo tôi đã kí 2 lần hợp đồng với nhà nước ở đây là quận 7 mỗi hợp đồng 5 năm với tiền thuê 5 năm là 24 triệu. Xin cho tôi hỏi người ta cứ đồn rằng nhà nước khi hết hợp đồng sẽ lấy lại mặt bằng để xây khu thương mại . Nếu điều đó xảy ra tôi có quyền gì kg như có 1 chổ thuê mới hay đền bù gì đó .xin cám ơn luật sư tôi lo lắm vì kg biết hỏi ai và sắp hết hợp đồng thuê sạp vì có người hỏi sang sạp tôi giá 380 triệu nhưng tôi chưa đồng ý
     
    17266 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #443841   13/12/2016

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Hợp đồng thuê sạp, thuê kiot để kinh doanh là hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh có thời hạn. Theo quy định pháp luật thì nếu hết thời hạn mà không gia hạn hợp dồng thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực và bị thanh lý. Vì vậy, nếu hết hạn hợp đồng 5 năm nêu trên thì ban quản lý chợ có quyền lấy lại ki ốt đó để sử dụng vào việc khác, Nếu tiếp tục cho thuê thì bạn mới được quyền ưu tiên thuê tiếp,

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #443843   13/12/2016

    nhatraicay@gmail.com
    nhatraicay@gmail.com



    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/06/2011
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 1910
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 4 lần


    Xin hỏi tiếp

    Vậy thưa luật sư , trong thực tế luật sư có thấy 1 cái chợ nào mà nhà nước lấy lại và kg xây chợ khác cho dân? Cám ơn luật sư
     
    Báo quản trị |  
  • #443896   15/12/2016

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc phá chợ cũ, xây dựng chợ mới diễn ra thường xuyên để cải tạo, nâng cấp hạ tầng, quy mô của chợ. Thậm chí nhiều trường hợp còn phả bỏ chợ đề di dời đi nơi khác hoặc phá chợ tạm để xây dựng trung tâm thương mại.

    Trong vụ việc của bạn cần tìm hiểu thông tin từ phía ban quản lý chợ để biết kế hoạch, định hướng của chính quyền địa phương về cải tạo, xây lại chợ mới. Nếu có kế hoạch thì Ban quản lý chợ có trách nhiệm thông báo trước cho các tiều thương kinh doanh tại chợ. Trong trường hợp xây chợ mới thì những người đang thuê ki ốt cũng vẫn được quyền ưu tiên thuê tiếp để kinh doanh.

    Bạn xem chi tiết bài viết này:

    Bỏ chợ xây trung tâm thương mại: Cân nhắc hài hòa lợi ích
    Ông Doãn Công Khánh, Viện Nghiên cứu thương mại, khuyến cáo như vậy khi trao đổi về xu hướng chuyển chợ thành chợ - trung tâm thương mại đang được nhiều địa phương triển khai.
    Ông Khánh khẳng định, nhiều chợ sau khi nâng cấp, xây mới không đạt mục tiêu, nếu không muốn nói là thất bại. Xây mới, cải tạo thì dễ. Vấn đề là khôi phục hoạt động chợ như thế nào.  
     
    Thực tế cho thấy một số chợ tại Hà Nội sau khi bị xóa bỏ để xây chợ kết hợp với trung tâm thương mại (TTTM), nhưng giờ chỉ thấy... ngân hàng, doanh nghiệp thuê làm văn phòng... Như vậy về mục tiêu, hiệu quả phải xem lại. Không phải vị trí nào cũng có thể biến thành siêu thị, TTTM. Không thể áp đặt chủ quan, duy ý chí.
    - Nhiều địa phương, nhất là các thành phố lớn, có xu hướng chuyển đổi chợ thành các TTTM. Ông nhận định gì về xu hướng này?
     
    - Thời gian gần đây, chúng tôi có tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường các chợ, kết quả cho thấy rất nhiều chợ đang bị ô nhiễm (rác thải, nước thải...), nhiều rác, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... Vì vậy, việc nâng cấp, cải tạo để chợ đẹp hơn, vệ sinh và tiện lợi hơn là chính đáng. Tuy nhiên, có một thực tế là hàng loạt chợ ở Hà Nội như chợ Hàng Da, chợ Mơ, chợ Ô Chợ Dừa, chợ Cửa Nam... vốn rất sầm uất và là một phần văn hóa của Hà Nội, nhưng sau khi chuyển sang mô hình chợ - TTTM thì rất ế khách.
     
    Do đó, việc cải tạo các chợ, rồi TTTM mọc lên đúng vị trí đó nhưng dân không vào, hoặc tiểu thương phản đối thì phải cân nhắc lại mục tiêu và cách tổ chức, cách làm. Cách làm với mỗi chợ phải khác, chứ không nên làm theo một môtip giống nhau.
     
    - Có ý kiến cho rằng nhiều chợ bị đập đi xây TTTM không hẳn vì mục tiêu có chợ hoặc TTTM khang trang hơn, mà người ta quan tâm hơn đến dự án văn phòng, căn hộ sẽ mọc lên ở những dự án đó?
     
    - Dù phần lớn các chợ đều nằm ở vị trí đắc địa, nhưng nếu chỉ trông chờ vào chợ hay TTTM khi chuyển đổi, việc thu hồi vốn phải kéo dài nhiều năm chứ chưa nói đến lợi nhuận.Do đó, chủ đầu tư thường tính đến phương án dành một vài tầng làm TTTM, còn lại là làm chung cư, văn phòng cho thuê để thu hồi vốn nhanh và đạt lợi nhuận cao. Việc nhà đầu tư đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu cũng là điều dễ hiểu bởi kinh doanh phải tính toán đến lợi nhuận.
     
    Nhưng về phía cơ quan quản lý, khi xét duyệt cần cân đối lợi ích. Cần tránh kiểu chuyển chợ thành TTTM, chủ yếu là lấy đất giao cho chủ đầu tư xây chung cư, văn phòng cho thuê... Với những dự án kiểu này, chủ đầu tư có thể được lợi lớn từ lợi thế đất đai. Khi đó, phần chợ hoặc TTTM không có khách cũng không sao cả, chỉ tiểu thương thiệt. Theo tôi, phải khách quan, có nơi không nhất thiết phải xây TTTM, mà có thể chỉ cần cải tạo, nâng cấp thành chợ có vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tốt hơn.
     
    - Nhiều ý kiến cũng bày tỏ lo ngại rằng nếu xóa chợ để xây TTTM, nhưng dân không vào các TTTM đó, lại dẫn đến tăng số chợ cóc tự phát - ngược với mục tiêu xóa bỏ chợ tạm?
     
    - Đúng vậy. Có chợ ở Hà Nội được cải tạo thành tòa chung cư, có mấy tầng làm chợ, TTTM. Kết quả Hà Nội có công trình đẹp - một tòa nhà chung cư. Nhưng chợ tại tầng dưới cứ thu hẹp dần. Khi nhu cầu của người dân vẫn còn thì hệ quả tất yếu là chợ cóc, chợ tạm tại các ngóc ngách xung quanh xuất hiện. Nó làm khổ cả chính quyền địa phương, công an suốt ngày phải đi dẹp trật tự. Người dân cũng khổ, kéo theo ô nhiễm, vệ sinh môi trường.
     
    - Theo ông, không nên cứ hiện đại là phải dẹp bỏ chợ truyền thống để xây TTTM?
     
    - Chợ nổi ở miền Tây người ta vẫn rất thích, thậm chí cả người nước ngoài cũng thích. Chợ xập xệ quá thì đúng là không thích vào, nhưng không phải cứ bỏ tiền, đập đi xây mới là được. Chợ chứa đựng yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống. Chợ tình Sa Pa nếu bêtông hóa thì chẳng ai muốn vào...
     
    Hà Nội từng cấm bán hàng rong. Nhưng có học giả người Mỹ khi nghiên cứu lại bảo hàng rong là nét đẹp của thủ đô. Chuyên gia Mỹ nói có thể tới đây, Hà Nội còn phải thuê người đóng vai bán hàng rong để tái tạo lịch sử. Quan điểm của ông ấy là không nên cấm, mà quy hoạch, cho phép có địa điểm để bán hàng rong. Chợ truyền thống cũng vậy, nó cũng là nét đẹp văn hóa, lịch sử. Nên phát triển đa dạng loại hình chợ, kết hợp yếu tố văn hóa vùng, miền. Tuy nhiên, nên có đầu tư, nâng cấp, cải tạo, để chợ văn minh hơn...
     
    - Như vậy, giải pháp nào để hạn chế chợ tạm, chợ truyền thống nhếch nhác, nhưng vẫn đảm bảo có chợ tiện lợi cho người dân đến mua sắm?
     
    - Hiện nhiều chợ nhếch nhác nhưng người ta vẫn đến vì nó thuận tiện. Đó là thực tế, nên phải chấp nhận nhiều nơi sau cải tạo vẫn phải là chợ, buôn bán những ngành hàng theo kiểu truyền thống. Cái rất quan trọng là khi lên phương án tu bổ, phải có dự báo, nghiên cứu. 
     
    Theo tôi, nếu khi cải tạo chợ, biến nó thành các TTTM thì trước đó có điều tra xã hội học sẽ rất tốt. Các chủ đầu tư hiện nay đều có tính toán, dự báo, nhưng tính khoa học, chính xác, thực tiễn phải suy nghĩ lại. Trước khi làm, cần tìm hiểu kỹ, tham vấn ý kiến người dân như: nếu xây TTTM ở đây, ông bà có đến mua không? Với những câu hỏi cụ thể như có hầm, phải bỏ tiền gửi xe ông bà có đến mua không, khâu dự báo trên, theo tôi ở nhiều nơi còn bị coi nhẹ, tới đây cần làm bài bản.
     
    - Theo ông, cách nào để hài hòa quyền lợi các bên khi chuyển chợ thành TTTM?
     
    - Tại các chợ cóc, chợ tạm, khách hàng chỉ cần dừng xe lại là mua được, giá cả thuận mua vừa bán, lại không phải gửi xe. Trong khi đó, khi mua hàng tại các chợ kết hợp với TTTM, khách hàng lại phải gửi xe, thậm chí gửi xe dưới hầm, mất tiền nên cảm thấy không thích. Đây là lý do nhiều chợ đang sầm uất nhưng sau khi bị biến thành TTTM lại ế khách. 
     
    Do đó, đập chợ đi xây TTTM phải tính đến truyền thống mua sắm, thói quen tiêu dùng của người dân. Không đơn giản chỉ là đẹp hơn, sạch hơn mà được. Để hài hòa, đạt được mục đích cải tạo chợ, theo tôi, khi chuẩn bị cải tạo một chợ thành các TTTM hoặc hình thức nào đó, cần tham khảo rộng rãi ý kiến người dân. 
     
    Như Nhật Bản trước khi làm, họ đưa dự thảo, xin ý kiến người dân, từ hộ kinh doanh đến người dân sống ở địa bàn ấy... Các tập đoàn nước ngoài khi đầu tư TTTM, siêu thị họ làm rất cẩn trọng. Họ dự tính cả lưu lượng khách từng giai đoạn, kênh cung cấp nguồn hàng, nhân lực, rồi còn phải marketing nữa... Phải thế mới tạo sự kích thích, hiệu quả khi cải tạo chợ. 
     
    (Theo Zing News)

     

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    lamborghini711 (16/12/2016)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư ĐẶNG VĂN CƯỜNG, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà VP số 65B phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Mobile: 0977.999.896 - 046.2929.386. Fax: 0437.327.407

Gmail: :LuatSuChinhPhap@gmail.com. Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn