Hỏi về quyền hạn của cảnh sát tham gia giữ gìn TTAT giao thông.

Chủ đề   RSS   
  • #212937 11/09/2012

    nguyenvanthe19

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về quyền hạn của cảnh sát tham gia giữ gìn TTAT giao thông.

    Ở địa phương em, là nỗi ám ảnh ghê gớm đối với các bà các chị, khi điều khiển xe máy mà gặp phải mấy anh công an. Người dân khi lái xe máy ra  đường( nhất là các bà các chị) không đội mũ bảo hiểm, xe không có gương, chân đi dép 2 quai, mà gặp phải mấy chú CA, thì việc lôi kéo xe máy với CA là chuyện thường. Các bà các chị, lôi kéo xe để cố gắng xin xỏ, còn các anh CA thì cố gắng rành giật xe để mang về đồn. Có trường hợp, có một thanh niên điều khiển xe, không đội mũ bảo hiểm, khi gặp CA, anh này quay xe tăng ga bỏ chạy về tận nhà mình. Ngay lập tức, 2 anh CA  cũng tăng ga đuổi theo, đến tận nhà anh thanh niên và cuộc lôi kéo xe giữa người nhà của anh thanh niên và 2 anh CA diễn ra, trông rất phản cảm. Cuối cùng, lực lượng CA( do điều động thêm người) cũng mang được xe về đồn. Qua sự việc nêu trên, em muốn hỏi các anh chị là : Quyền hạn và nhiệm vụ của CA giao thông và CA các loại( bao gồm CS trật tự, CS phường, CA xã) được pháp luật quy định như nào?. Hành vi lôi kéo xe vi phạm của CA  như nêu trên có đúng luật không?

    Em xin chân thành cảm ơn!

    Cập nhật bởi nguyenvanthe19 ngày 11/09/2012 12:58:46 CH Sai lỗi chính tả.
     
    6527 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #212961   11/09/2012
    Được đánh dấu trả lời

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Câu hỏi thứ nhất của bạn về nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát nói chung trong việc giữ gìn TTATGT thì dài lắm. Bạn có thể tham khảo Luật giao thông đường bộ 2008, Thông tư số 27/2009/TT-BCA(C11), Nghị định số 27/2010/NĐ-CP, Thông tư số 47/2011/TT-BCA hướng dẫn nghị định 27, ...

    Câu hỏi thứ hai về hành vi lôi kéo xe vi phạm của Công an thì không có văn bản luật nào điều chỉnh nên không thể đặt ra vấn đề là nó đúng luật hay không đúng luật. Nhưng có thể dễ dàng nhận thấy là hành vi đó không hề trái pháp luật. Bởi vì họ là người có trách nhiệm (đồng thời cũng là quyền hạn) giữa gìn trật tự ATGT, xử lý các trường hợp vi phạm. Vậy khi người vi phạm không chấp hành mà cố tình lôi kéo phương tiện đi để nhằm tránh bị xử phạt, vậy nếu không lôi kéo trở lại thì làm sao họ xử lý vi phạm được. Chả lẽ Công an cứ để mặc cho họ đi mà không xử lý, khi đó họ sẽ không hoàn thành nhiệm vụ được giao, đơn giản thế thôi.

    P/S: bạn cho rằng việc xảy ra ở địa phương bạn là nỗi ám ảnh của người điều khiển xe máy?

    Theo tôi thì không. Tại sao mình hiểu rõ quy định của pháp luật, có thừa điều kiện để chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đó mà lại vẫn cứ vi phạm để rồi khi bị phát hiện bắt giữ lại cho rằng đó là nỗi ám ảnh? Muốn nó không còn là nỗi ám ảnh thì hãy nghiêm chính chấp hành pháp luật đi.

    Thân ái!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    garan (11/09/2012) nguyenvanthe19 (11/09/2012)