Hỏi về nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #576720 31/10/2021

    linhlinh2304

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/10/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

    Bà A đóng bảo hiểm từ tháng 4/1994. Tháng 5/2021 xin thôi việc. T4/2008 công ty cổ phần hóa nên được phục viên, thời gian tính vào trợ cấp phục viên một lần là 14 năm, từ T4/1994 đến tháng 3/2018.

    Xin tư vấn giúp e vậy bà A có được nhận trợ cấp mỗi năm 1/2 tháng lương từ thời điểm T4/1994 đến 12/2008 hay không ạ? vì T1/2009 bà A mới bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

     
    595 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #576723   31/10/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Chào chị, 

    Về vấn đề chị nêu, tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    "Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

    ...

    4. Xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản 3 Điều này trong một số trường hợp đặc biệt:

    a) Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp đó trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp một lần khi phục viên hoặc trợ cấp xuất ngũ, chuyển ngành thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tính cả thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho mình và thời gian người lao động đã làm việc thực tế ở khu vực nhà nước trước đó.

    Thời gian làm việc thực tế ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 gồm: thời gian làm việc thực tế ở cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thời gian làm việc ở doanh nghiệp nhà nước."

    Như vậy, căn cứ vào quy định trên và đối chiếu với trường hợp này, nếu bà A khi chấm dứt HĐ mà có thời gian làm việc tại doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước mà đã nhận trợ cấp một lần khi phục viên rồi thì không tính vào thời gian làm việc thực tế để tính trợ cấp thôi việc nữa; còn nếu chưa tính trợ cấp một lần thì sẽ được tính thời gian này vào thời gian làm việc thực tế để chi trả trợ cấp thôi việc.

    Thông tin tham khảo đến chị nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #580607   23/02/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Hỏi về nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

    Ở đây mình đang hỏi về trợ cấp thôi việc. Tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 có nêu về trợ cấp thôi việc:

    "Điều 46. Trợ cấp thôi việc

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

    Như vậy, thời gian mà không đóng BHTN được xác định để tính trợ cấp thôi việc. Việc xác định thời gian thực tế để tính trợ cấp thôi việc theo Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #581272   07/03/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Hỏi về nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

    Về vấn đề chị nêu, tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
     
    "Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
     
    ...
     
    4. Xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản 3 Điều này trong một số trường hợp đặc biệt:
     
    a) Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp đó trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp một lần khi phục viên hoặc trợ cấp xuất ngũ, chuyển ngành thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tính cả thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho mình và thời gian người lao động đã làm việc thực tế ở khu vực nhà nước trước đó.
     
    Thời gian làm việc thực tế ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 gồm: thời gian làm việc thực tế ở cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thời gian làm việc ở doanh nghiệp nhà nước."
     
    Như vậy, căn cứ vào quy định trên và đối chiếu với trường hợp này, nếu bà A khi chấm dứt HĐ mà có thời gian làm việc tại doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước mà đã nhận trợ cấp một lần khi phục viên rồi thì không tính vào thời gian làm việc thực tế để tính trợ cấp thôi việc nữa; còn nếu chưa tính trợ cấp một lần thì sẽ được tính thời gian này vào thời gian làm việc thực tế để chi trả trợ cấp thôi việc.
     
    Báo quản trị |