Hỏi về nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ sau khi cửa hàng đóng cửa

Chủ đề   RSS   
  • #319496 19/04/2014

    Banksy

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ sau khi cửa hàng đóng cửa

    Thưa luật sư . Tôi và một người bạn cùng góp vốn mở cửa hàng. Do một số trục trặc mâu thuẫn giữa hai bên nên tôi quyết định rút ra khỏi cửa hàng , lấy lại số vốn đầu tư ban đầu và để lại hoàn toàn cửa hàng cho bạn tôi. Hai bên đã đồng thuận và ký kết với nhau. Do thời điểm tôi rút vốn là thời gian mùa đông, cửa hàng làm ăn khó khăn nên không thể rút vốn ra ngay được, mà phải rút ra từ từ, Mỗi tháng một ít cho đến khi hết . Tiền vốn của tôi coi như là khoản nợ mà cửa hàng nợ tôi.Thời gian đầu bạn tôi có nói là thời điểm đang khó khăn , nể bạn nên tôi chưa lấy tiền vội. Sau một thời gian thì bạn tôi có gọi điện và thông báo là cửa hàng không thể duy trì và phải đóng cửa. Còn số tiền của tôi thì coi như mât,. Tôi có nói lại vì cửa hàng đã hoàn toàn là của cậu ta (theo ký kết) nên tôi không có trách nhiệm gì về việc kinh doanh lỗ lãi của cửa hang. Số tiền cửa hàng nợ tôi thì cậu ta là chủ nên phải có trách nhiệm hoàn lại cho tôi. Theo cách lý giải thì bạn tôi thì theo bản ký kết, cửa hàng nợ tôi chứ không phải cậu ta nợ tôi. 
     Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi phải giải quyết như thế nào ?, liệu tôi có lấy lại được số tiên hay không. ?

    Cập nhật bởi Banksy ngày 19/04/2014 09:18:04 CH
     
    5354 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #320118   23/04/2014

    luatQuynhnhu
    luatQuynhnhu
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (759)
    Số điểm: 8837
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 585 lần


    Chào bạn! nội dung bạn hỏi Luật sư Phạm Tiến Quyển- cty Luật Quỳnh Như tư vấn như sau:

     Cửa hàng theo cách bạn trình bày thì là một dạng hộ kinh doanh cá thể, khi hai bên không thống nhất với nhau ngay từ đầu và người bạn kia chấp nhận dùng khoản tiền bạn đầu tư góp vốn ban đầu thành khoản vay để kinh doanh và cam kết trả dần có nghĩa là 2 bên đã thỏa thuận với nhau một quan hệ dân sự, theo đó người ở lại kinh doanh có nghĩa vụ và bạn là người có quyền. Kết quả kinh doanh có lãi hay không thì người kia  vẫn phải trả bạn tiền như đã cam kết-  Không thể lập luận là đi đòi cửa hàng vì cửa hàng không phải là một  chủ  thể để bạn đòi nợ

    Trân trọng

    Luật sư: Phạm Tiến Quyển

    Cập nhật bởi luatQuynhnhu ngày 23/04/2014 11:27:47 SA

    CÔNG TY LUẬT QUỲNH NHƯ : SỐ 62 NGUYỄN GIA THIỀU- TP BẮC NINH- TỈNH BẮC NINH : 0199 826 1982 ; 099.689.5678 Cung cấp dịch vụ

    -Tư vấn thường xuyên cho Doanh Nghiệp -Tư vấn tất cả các lĩnh vực pháp luật-

    -Tranh tụng tòa án: Vụ án Hình sự;Vụ án dân sự;vụ án hành chính;Tranh chấp Lao động;Tranh chấp hôn nhân gia đình;Tranh chấp đất đai;Tranh chấp kinh doanh thương mại;Thu hồi nợ

    - Trợ giúp pháp lý- Đại diện Ngoài tố tụng; soạn thảo đơn từ, di chúc,....

    -Tư vấn pháp luật miễn phí

    +qua mạng Danluat.vn :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su/luatquynhnhu

    +Qua điện thoại số : 093 617 3333

    +Qua email : quynhnhulawer@yahoo.com.vn

    -Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

    tel: 02223- 857 093 Hotline: 099 689-5678

    Mobile: 093 617 3333

    hoặc : 099 -689.5678

    Giám đốc: Luật sư Phạm Tiến Quyển

     
    Báo quản trị |  
  • #320147   23/04/2014

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    Để xác định nghĩa vụ trả tiền của đối tác góp vốn cùng với bạn cần làm rõ các thông tin: (1) trong văn bản hai bên đã thỏa thuận với nhau như thế nào, định giá phần vốn góp của bạn là bao nhiêu, ai là người có trách nhiệm chi trả và; (2) xác định cửa hàng của bạn hoạt động kinh doanh dưới hình thức nào; hộ kinh doanh cá thể hay công ty. Theo đó bạn cần kiểm tra thủ tục hai bên góp vốn kinh doanh, nếu bạn và đối tác cùng thỏa thuận góp vốn kinh doanh dưới hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh thì khi bạn rút vốn, hai bên phải làm thủ tục chuyển nhượng vốn góp và thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được coi là hoàn tất việc chuyển nhượng vốn.

    Trường hợp 1: nếu hai bên có đăng ký kinh doanh loại hình kinh doanh nhất định và việc chuyển nhượng vốn chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng tương ứng, nay cửa hàng kinh doanh ế ấm, thua lỗ, phải ngừng hoạt động thì vốn đầu tư của cả hai bên đang tồn đọng trong cửa hàng đó, vốn của bạn chỉ được thu hồi lại theo tỷ lệ góp vốn khi hai bên tìm được người mua lại cửa hàng. 

    Trường hợp 2: nếu hai bên hùn vốn cùng mở cửa hàng nhưng không thực hiện đăng ký kinh doanh dưới bất kỳ loại hình tổ chức nào thì căn cứ vào thỏa thuận giữa bạn và đối tác để xác định trách nhiệm của bên đối tác, nếu cá nhân họ đại diện cho cửa hàng đứng ra cam kết nhận lại toàn bộ tiền hàng thì khi kinh doanh thua lỗ họ vẫn phải trả lại tiền bạn (như một khoản nợ).

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Trân trọng./.

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net