Theo ý kiến của mình:
Căn cứ theo điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015:
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có yêu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi một trong hai vợ chồng có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đang cư trú hoặc làm việc
Thủ tục gồm:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án).
- Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu (bản sao chứng thực).
- Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con).
- Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
- Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 476 BLTTHS năm 2015
Thông thường giải quyết thuận tình ly hôn có yêu tố nước ngoài hôn kéo dài 4-5 tháng bạn muốn nhanh chóng ly hôn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ ly hôn đúng theo quy định, nộp án phí ngay sau khi có thông báo thụ lý và nộp án phí; cả hai vợ chồng đều có mặt khi Tòa án mời đến và thể hiện quan điểm mong muốn được ly hôn và không muốn hòa giải nhiều lần.
Theo khoản 4 Điều 397, BLTTDS năm 2015:
Điều 397. Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
...
4. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
b) Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
c) Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định trường hợp phải ghi chú ly hôn:
Điều 37. Ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn
1. Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì được ghi vào Sổ hộ tịch.
2. Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.
Như vậy, ghi chú ly hôn là thủ tục công dân Việt Nam đã ly hôn tại nước ngoài sau khi về nước thường trú hoặc đăng kí kết hôn mới phải thực hiện, nên bạn không cần về Thái Bình làm ghi chú hôn nhân.
Cập nhật bởi Hong312 ngày 30/05/2021 11:53:26 CH