qtree viết:
Tôi có một thắc mắc mong được các luật sư tư vấn:
Ông bà nội tôi có 5 người con, 3 trai, 2 gái. Khối tài sản của ông bà nội tôi đã chia cho các con, và các cô chú của tôi đều đã sử dụng các tài sản thừa kế đó. Còn lại ngôi nhà hiện tại của ông bà được di chúc cho bố mẹ tôi. Trong di chúc nêu rõ mảnh đất diện tích 160m2 là bố mẹ tôi được thừa kế, có chữ ký của ông bà tôi và 3 người con trai, trưởng thôn, trưởng xóm ký chứng kiến và UB xã đã ký xác nhận, đóng dấu. Hiện tại mảnh đất đó vẫn đứng tên ông bà nội tôi. Nay ông nội tôi mất, bà nội tôi có ý không cho bố mẹ tôi thừa kế tài sản đó nữa. Xin hỏi di chúc đó có hợp pháp không, bố mẹ tôi có được thừa kế tài sản đó không? nếu có thì bố mẹ tôi có thể sang tên sổ đỏ được không và cần những thủ tục gì?(hiện tại gia đình tôi vẫn giữ bản di chúc đó).
Tôi xin chân thành cảm ơn
Chào bạn.
Trường hợp của gia đình bạn, tôi xin tư vấn để bạn tham khảo như sau:
Về nguyên tắc di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực khi người cuối cùng mất. Trường hợp người còn sống thì muốn sửa đổi, bổ sung di chúc thì chỉ có thể sửa đổi, bổ sung liên quan đến phần di sản (tài sản) của mình để lại.
Đối với trường hợp của gia đình bạn, nếu bà nội bạn muốn sửa đổi, bổ sung di chúc mà không cho bố mẹ bạn được hưởng di sản thì bà chỉ có quyền sửa đổi di chúc liên quan đến phần tài sản của bà trong khối tài sản chung, tức bà có quyền sửa đổi liên quan đến 80m2 đất do bà được hưởng trong khối tài sản chung.
Như vậy, nếu bà sửa đổi, bổ sung dung di chúc thì phần di chúc của ông nội bạn sẽ phát sinh hiệu lực và bố mẹ bạn được thừa kế 80m2 đất do ông bạn để lại.
CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ
Đại diện: Luật sư Nguyễn Đắc Thực
Địa chỉ: Tầng 4, C16 - 21, KĐT Hai bên đường Lê Trọng Tấn, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Tp Hà Nội. Hotline: 0972805588 - 0975205588