1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 176
BLTTHS thì trong thời hạn
2 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau:
- Đưa vụ án ra xét xử;
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
- Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Như vậy, đối với trường hợp đưa vụ án ra xét xử thì thời hạn được
cộng thêm 15 ngày (vì kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đến ngày mở phiên toà có thời hạn tối đa là 15 ngày).
Nếu phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, thì đối với tội phạm rất nghiêm trọng được
gia hạn thêm 1 tháng.
Nếu có lý do chính đáng mà phiên toà không mở được trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì thời hạn được
cộng thêm tối đa 15 ngày nữa.
Tổng cộng, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội phạm rất nghiêm trọng tối đa là
4 tháng.
Nếu chỉ nghiên cứu Điều 176 BLTTHS thì bạn không thể cho ra kết quả trên, mà bạn cần nghiên cứu thêm tiểu mục 1.2 mục 1 phần I
Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.
2. Câu hỏi số 2 chưa chính xác. Vì chỉ có duy nhất một cơ quan có chức năng xét xử là Toà án. Vì vậy câu hỏi phải là: "Hệ thống cơ quan xét xử bao gồm những Toà án nào?". Câu trả lời có tại Điều 2 Luật tố chức Toà án nhân dân.
3. Câu hỏi đã nêu rõ ràng là "
Khi có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật". Vì vậy câu trả lời của bạn
#0072bc;">nguyenphong83 chưa đúng trọng tâm.
Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không thể xét xử lại theo trình tự phúc thẩm.
Khi phát hiện tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định thì chỉ có thể xét lại bản án, quyết định theo thủ tục TÁI THẨM (Điều 290 BLTTHS). Thủ tục GIÁM ĐỐC THẨM chỉ tiến hành khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án (Điều 272 BLTTHS)
Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 18/10/2010 09:55:48 AM
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!