Trước tiên, bạn không xưng danh, nên xưng hô có phần khó khăn, xin mạn phép cho tôi gọi bạn là anh. Xin giới thiệu tôi Luật sư Lê Thư hiện đang Công tác tại Công ty Luật Hà Sơn xin gửi tới anh lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, chúc anh sớm giải quyết những rắc rối về mặt pháp lý cũng như gia đình mình. Sự việc của anh tôi cũng chưa được xem xét các giấy tờ tài liệu nên tư vấn cũng sẽ chưa thể chính xác được, vấn đề của anh tư vấn tôi tư vấn như sau:
- Thứ nhất: Về mặt pháp lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)
+ Chủ sở hữu: Trong sổ đỏ ghi Hộ gia đình thì theo quy định của BLDS 2005 tại các Điều 106.107,108,109, 110 thì mảnh đất trên của anh là" Đồng sở hữu" của hộ gia đình cung nhau đóng góp công sức để tạo dựng ra tài sản đó:
- Thứ hai: Việc xác định ai là Đồng sở hữu trong hộ gia đình bạn đóng góp công sức vào việc tạo lập mảnh đất trên thì anh cần phải căn cứ vào những yếu tố sau:
+ Thời điểm (ngày, tháng, năm) sổ đỏ cấp cho hộ gia đình anh
+ căn cứ vào Sổ hộ khẩu
* Ví dụ cho anh dễ hiểu
Ngày 22/4/2002 UBND huyện Từ liêm cấp sổ đứng tên chủ sử dụng đất là Hộ ông Nguyễn Văn A
- Trong sổ hộ khẩu của ông Nguyễn Văn A có các thành viên sau
1, Ông Nguyễn Văn A (chủ hộ)
2, Bà Trần Thị E (vợ)
3, Ông Nguyễn Văn B, sinh 1987 (con đẻ)
4, Ông Nguyễn Văn C sinh 1989 (con đẻ)
5, Bà Nguyễn Thị D, sinh năm 1990 (con đẻ), tách sổ năm 2001
6, Bà lê Thị M (vợ ông Nguyễn Văn B) nhập khẩu năm 2003
* Trong trường hợp trên thì 1,2,3,4 sẽ là người có một phần quyền trong các đồng sở hữu mảnh đất trên
* 5,6 không có quyền vì 5 đã tách sổ trước thời điểm được cấp sổ cồn 6 thì nhập khẩu sau thời điểm cấp sổ.
* Do vậy, khi bố anh để lại Di chúc tức là chỉ để lại một phần quyền trên mảnh đất đó thôi.
- Về hiệu lực của di chúc theo quy định tại Điều 649, 650 BLDS 2005
Ðiều 649. Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.
Ðiều 650. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực
* Như vậy, trong trường hợp bố bạn để lại Di chúc đã được UBND xã chứng thực thuộc trường hợp viện dẫn tại Khoản 4 Điều 650 do vậy Di chúc của bố bạn để lại là có hiệu lực pháp luật.
* Thứ hai: Về việc lưu trữ di chúc
- Sau khi cán bộ tư pháp, hoặc cán bộ địa chính (tùy từng nơi) tiếp nhận và lưu vào Sổ Di chúc
* Trong trường hợp mà các con của bố anh không tin di chúc hiện anh giữ là thật thì các anh em của anh có thể ra nơi UBND xã chứng thực yêu cầu cán bộ tư pháp, hoặc cán bộ địa chính có thê cho xem bản Lưu tại Di chúc tại UBND xã, và Sổ lưu trữ Di chúc.
- Nếu trường hợp UBND xã làm mất Di chúc thì bản Di chúc còn lại trong tay đương nhiên có hiệu lực pháp luật nên anh yên tâm trường hợp có xảy ra tranh chấp tại tòa, thì những tài liệu do Đương sự cung cấp các bản sao có chứng thực.
- Trường hợp anh có thể khởi kiện hành vi hành chính của cán bô%3ḅ làm mất di chúc
Trên đây là một vài ý kiến tư vấn của tôi đối với trường hợp của anh. Để được tư vấn cụ thể hơn anh vui lòng liên lạc theo số điện thoại 0977184216 LS Lê Thư Công ty Luật Hà Sơn
Cập nhật bởi anhdv352 ngày 21/05/2012 08:16:38 SA
Cập nhật bởi leanhthu ngày 10/05/2012 10:37:08 CH
Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái
Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307
Trân trọng!