Hỏi về con của con nuôi và vấn đề liên quan?

Chủ đề   RSS   
  • #563882 30/11/2020

    BVComputer

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hỏi về con của con nuôi và vấn đề liên quan?

    A nhận B là con nuôi. B sinh ra C. C có được coi như cháu nội ngoại không? C có quyền nghĩa vụ gì như cháu nội ngoại không? Ví dụ C lấy người trong họ nhà A có dược không ạ? 

     
    1090 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BVComputer vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #563925   30/11/2020

    huynhhuuloc2610
    huynhhuuloc2610

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2018
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 14 lần


    Theo khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau: 

    "1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan".

    Theo đó, quan hệ giữa A và C có các quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: 

    "Điều 104: Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

    1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

    2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng".

    Còn về việc C kết hôn với người trong họ nhà A thì hiện nay quy định về các trườngg hợp cấm kết hôn không quy định cụ thể, do đó, xét về mặt pháp luật C có thể kết hôn trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc kết hôn này lại có thể bị đánh giá dưới một góc nhìn khác về chuẩn mực đạo đức xã hội.

    Lưu ý: điểm d khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014 quy định trường hợp cấm kết hôn "giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi,..."

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhhuuloc2610 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2020)
  • #563934   30/11/2020

    hiesutran159
    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Thưa bạn, vấn đề của bạn, xin được giải đáp như sau:

    Về mặt đạo đức, xã hội, kể cả là con nuôi hay con đẻ thì nghĩa vụ đối với cha mẹ cũng đều giống như nhau, chính vì vậy cháu nuôi cũng sẽ có nghĩa vụ như cháu ruột. (Không kể những trường hợp cá biệt do lối sống riêng của từng gia đình)

    Tuy nhiên, về mặt pháp lý, cơ bản thì người cháu nuôi và ông bà không có quan hệ huyết thống.

    Các vấn đề pháp lý phát sinh từ quan hệ giữa cháu nuôi và ông bà sẽ được điều chỉnh bởi những quy phạm khác nhau, tuy nhiên mình sẽ đưa ra hai quan hệ pháp luật thường gặp nhất:

    Về việc thừa kế theo pháp luật:

    Trong các thành viên gia đình được xếp vào hàng thừa kế thứ 2 theo Điểm b Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

    'Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;"

    Về quan hệ hôn nhân:

    Điểm d Khoản 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cấm hành vi:

    Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

    Cũng tại luật này, Khoản 17, 18 Điều 3 giải thích:

    - "Những người cùng dòng máu về trực hệ" là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

    "Những người có họ trong phạm vi ba đời" là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

    Như vậy có thể thấy, việc kết hôn chỉ bị hạn chế đối với những đối tượng cùng huyết thống,vậy nên con của con nuôi (cháu nuôi) sẽ không bị cấm kết hôn với những người trong gia đình của ông, bà.

     
    Báo quản trị |