Hỏi về cách rút vốn ra khỏi Công ty

Chủ đề   RSS   
  • #31307 06/04/2009

    vinhbg

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về cách rút vốn ra khỏi Công ty

    Xin chào các bác!

    Xin các bác cho em lời tư vấn với.

    Đó là việc công ty của chúng em thành lập từ hồi đầu năm 2008 ( 1/2008), do 5 thành viên sáng lập ra. Nhưng do bất đồng về quan điểm, nên từ hồi cuối năm 2008, có đến 3 thành viên sáng lập không góp đủ phần vốn của mình, đã vậy, gần như họ muốn rút hẳn khỏi danh sách cổ đông sáng lập. Các bác giúp em với, trường hợp này nên xử lý như thế nào là tốt nhất?

    ( Loại trừ khả giải thể. Việc cho họ rút mà đúng luật thì em đồng ý luôn).

     Xin cảm ơn mọi người rất nhiều!

    Vinhbg
    Cập nhật bởi admin ngày 08/11/2010 10:31:08 AM
     
    33858 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #31308   06/04/2009

    thuanthienlawyer
    thuanthienlawyer
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2009
    Tổng số bài viết (158)
    Số điểm: 670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Bạn hãy tham khảo những quy định sau đây để có phương án giải quyết phù hợp

    Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

    1. Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

     Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút.

    Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

    1. Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề quy định tại khoản này.

    2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thoả thuận được về giá thì cổ đông đó có thể bán cổ phần cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

     
    Báo quản trị |  
  • #31309   06/04/2009

    tuanlawyersonla
    tuanlawyersonla

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2009
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các cổ đông sáng lập muốn rút vốn

    Công ty của bạn là công ty cổ phần thì bạn nên lưu ý tới khoản 1và 3 điều 84 Luật doanh nghiệp..

    Nếu các cổ đông sáng lập không muốn góp vốn vào công ty nữa thì theo tôi cách đơn giản nhất là các cổ đông đó chuyển nhượng hết cổ phần của họ cho các cổ đông còn lại.

    Tuy nhiên theo bạn nói thì cổ đông của công ty chỉ còn có 2 người như vậy không đủ sổ lượng cổ đông theo quy định(ít nhất 3 người), vì vậy bạn phải tìm được 1 người làm cổ đông mới, người này nhận 1 phần cổ phần phổ thông của công ty.

    Về thủ tục chuyển nhượng cổ phần từ các cổ đông thì bạn phải đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi có trụ sở của công ty bạn.

    (Việc này làm hoàn toàn đúng luật )
     
    Báo quản trị |  
  • #31423   24/04/2009

    NAMDINHBOY
    NAMDINHBOY

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về quyền rút vốn của cổ đông khi nghỉ hưu

    Bố tôi làm ở một doanh nghiệp nhà nước. Khi cty chuyển đổi cổ phần bố tôi có đóng tiền mua cổ phần của công ty là 30triệu.

    Nay Bố tôi đã nghỉ hưu, muốn rút lại số tiền trên(vì cổ tức trả thấp quá 3-4%/năm) thì có được không, và làm như nào? chuyển nhượng cho người khác thì không ai mua, vậy công ty có bắt buộc phải mua lại số cổ phần này không. Xin cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #31424   24/04/2009

    LGQuangHa
    LGQuangHa

    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:31/03/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cổ đông Cty Cổ phần.

    Việc cổ đông Cty cổ phần muốn thu hồi vốn thì bằng cách chuyền nhượng số cổ pần của mình cho thành viên khác.Việc yêu cầu Vty mua lại cổ phần khi Cty sau khi mua mà vẫn đảm bảo các nghĩa vụ tài chính, tài sản, thuế, nợ. việc mua lại phải được hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông quyết định tùy trường hợp.

    Thân chào !
     
    Báo quản trị |  
  • #31425   24/04/2009

    thuanthienlawyer
    thuanthienlawyer
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2009
    Tổng số bài viết (158)
    Số điểm: 670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

    Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.

    Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút.

    Như vậy, cổ đông phổ thông chỉ có thể rút vốn bằng cách bán lại cổ phần cho công ty (nếu công ty mua lại) hoặc chuyển nhượng cho người khác ngoài công ty.
    Cập nhật bởi thuanthienlawyer vào lúc 24/04/2009 15:23:41
     
    Báo quản trị |  
  • #32000   28/08/2009

    quycoi
    quycoi

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục rút vốn công ty cổ phần

    Công ty của tôi là công ty cổ phần, nhưng trên thực tế nó chỉ là vốn của một thành viên bỏ ra và cho các thành viên khác một ít để có trách nhiệm với công việc. nay có một cổ đông muốn rút vốn? tôi không biết cần những thủ tục gì?
     
    Báo quản trị |  
  • #32001   28/08/2009

    MAIHANHDUNG
    MAIHANHDUNG

    Sơ sinh

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2009
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 273
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Khi một cổ đông muốn rút vốn khỏi công ty cổ phần phải tuân theo luật doanh nghiệp.

    Theo quy định của luật DN 2005, cổ đông không được rút vốn ra khỏi doanh nghiệp là cty CP dưới bất kỳ hình thức nào mà chỉ có thề chuyển nhượng cho các cô đông khác. Theo khoản 1 điều 80,điều 90,91luật doanh nghiệp 2005;

    Nếu cổ đông (muốn chuyển nhượng) là cổ đông sáng lập thì trong vòng 3 năm kể từ khi được cấp Giấy CNDKKD, chỉ có thể chuyển nhượng cổ phần (vốn) của mình cho các cổ đông sáng lập khác, trường hợp muốn chuyển nhượng cho cổ đông bên ngoài phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông và khi đó cổ đông nhận chuyện nhượng sẽ đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập.(Khoản 5, Điều 84 -Luật Doanh nghiệp 2005).Trong trường hợp vì các lý do đặc biệt muốn bán lại cổ phiếu của công ty  ( thì có thể làm ủy thác quản lý cổ phần cho một cá nhân và cá nhân đó thanh toán giá trị cổ phần theo thỏa thuận kèm hợp đồng dân sự giữa hai bên mua và bán)

    Nếu là cổ đông là cổ đông thông thường thì chuyển nhượng cổ phần cho người muốn mua hoặc thỏa thuận với công ty mua lại làm cổ phiếu cũ, trong trường hợp không có ai có nhu cầu mua cổ phiếu của cổ đông thì tính thanh khoản cổ phiếu này = 0 và cũng chẳng làm gì được.

    Khi bạn muốn rút tên ra khỏi công ty, bạn phải thông báo chuyển nhượng phần vốn góp của mình theo luật định. Sau đó làm thủ tục thay đổi thành viên và chuyển nhượng vốn góp đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở.

    Trong trường hợp các thành viên không thể tự thỏa thuận về việc chuyển nhượng vốn và công ty tạm ngưng hoạt động thì có thể làm thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #29912   29/07/2008

    phuong72
    phuong72

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty TNHH hai thành viên

    Xin chào các bạn,

    Bạn nào biết giúp mình với. Chị họ mình có góp vốn với công ty TNHH hai thành viên trở lên. giờ muốn rút vốn ra có được không? Công ty hiện đó báo lỗ, thì mình phải làm sao? các bạn giúp mình khi nào thì thành viên góp vốn được rút vốn ra vậy?
    Xin cám ơn các bạn rất nhiều.

    Chúc tất cả các bạn luôn khỏe, thành đạt.
     
    Báo quản trị |  
  • #29913   29/07/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    "Rút vốn"

    Trường hợp này có thể xem xét làm thủ tục giảm vốn điều lệ theo Điều 60 hoặc chị của bạn có quyền  yêu cầu Cty mua lại phần vốn góp theo Điều 43 hoặc chuyển nhượng phần vốn góp đó cho người khác theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp.
     
    Báo quản trị |  
  • #65861   28/10/2010

    dnthach
    dnthach

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Gửi các anh chị tư vấn luật.

    Hiện tôi đang công tác cho công ty cổ phần mà tôi cũng là 1 trong 5 cổ đông sáng lập của công ty. Hiện nay tôi và 1 cổ đông sáng lập khác của công ty đã phát hiện và đã có đủ chứng từ việc làm gian dối của giám đốc và PGĐ lợi dụng chức quyền để rút lợi nhuận của công ty.

    Chúng tôi đã báo chủ tịch hội đồng quản trị giải quyết nhưng vẫn chưa làm được gì. Cho đến nay còn khoảng 3 tháng nữa là đủ 3 năm thành lập công ty.

    Vậy nhờ anh chị tư vấn cho chúng tôi có cách nào để rút vốn ra hẳn công ty này , lợi nhuận sẽ được tính như thế nào? Và nếu chúng tôi cấp đủ chứng từ lợi dụng quyền hạn và thâu túng chiếm đoạt quyền hạn để tha hồ muốn làm gì thì làm củng như rút lợi nhuận của công ty. Vậy nếu chúng tôi thuê luật sư kiện tụng thì có làm gì được hai vị tham nhũng này không?

    Rất mong sự tư vấn của anh chị.

     
    Báo quản trị |  
  • #67099   05/11/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    Chào bạn!

    Về vấn đề rút vốn thì như các bài viết của các bạn ở trên đã đề cập thì không thể rút vốn nhưng bạn có thể chuyển nhượng phần vốn của mình cho người khác.


    Sau 3 năm thành lập thì những hạn chế về chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sẽ không còn nữa do đó bạn có thể chuyển nhương lại phần vốn của mình. các quy định liên quan cũng như về thủ tục bạn có thể tham khảo điều 84, 87 luật doanh nghiệp, Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệpThông tư 14/2010/TT-BKH hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành


    Về vấn đề có kiện được không thì bạn có thể tham khảo điều 25 NĐ102/2010:

     

    Điều 25. Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc)

    1. Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền yêu cầu Ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) trong các trường hợp sau đây:

    a) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) không thực hiện đúng các quyền và nhiệm vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời quyết định của Hội đồng quản trị; thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

    b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

    c) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

    d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

    2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu khởi kiện của cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này, Ban kiểm soát phải trả lời bằng văn bản xác nhận đã nhận được yêu cầu khởi kiện và tiến hành các thủ tục khởi kiện theo yêu cầu.

    3. Trường hợp Ban kiểm soát không khởi kiện theo yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này hoặc trong công ty cổ phần không có Ban kiểm soát thì cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này có quyền trực tiếp khởi kiện thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc).

    4. Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

     Thân chào và chúc bạn mau chóng giải quyết được vấn đề!

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |