Kính thưa các luật sư!
Tôi là Đoàn Khắc Độ (học viên lớp luật sư Học viện tư pháp), là đại diện theo ủy quyền của ông Võ THành Tân - là bị đơn trong vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, Báo pháp luật thành phố đăng ngày 10/9/2014, tiêu đề bài báo: "Tự in sách bán, thời hiệu khởi kiện tính sao?".
Ý kiến của tôi trong bài báo là: đây là vụ án kinh doanh thương mại nên áp dụng Điều 319 Luật thương mại thì thời hiệu khởi kiện đã hết. Vì thời điểm xảy ra hành vi vi phạm là Quý II năm 2007, đến tháng 11/2013 thì nguyên đơn mới khởi kiện, đã quá 02 năm.
Nhưng các thẩm phán tham gia xét xử cho rằng (trả lời trong bài báo) các cấp tòa xác định vụ kiện là tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chứ không phải tranh chấp kinh doanh thương mại, nên áp dụng điểm b, khoản 3, Điều 159 BLTTDS thì vẫn còn thời hiệu.
Tuy nhiên Quyết định đưa vụ án ra xét xử ghi rõ ràng: “Đưa ra xét xử vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ”. Như vậy là Tòa đã xác định quan hệ pháp luật là “vụ án kinh doanh thương mại”. Rõ ràng các thẩm phán không nhất quán trong việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp!!!
Trường hợp vụ kiện thuộc tranh đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải áp dụng Điều 607 BLDS để xác định thời hiệu khởi kiện, chứ không phải áp dụng điểm b, khoản 3, Điều 159 BLTTDS. Theo đó thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại cũng 02 năm kể từ thời điểm quyền, lợi ích chủ thể bị xâm phạm.
Tóm lại: Dù là tranh chấp kinh doanh thương mại hay tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thời hiệu khởi kiện của vụ án cũng đã hết. Nhưng có Chánh án Tòa kinh tế trả lời trong bài báo là thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
Tôi bức xúc nên gửi phản hồi (kèm với Quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa phúc thẩm) đến báo Pháp luật TP, nhưng nhận được trả lời là Tòa không đăng vụ án đó nữa.
Thưa các luật sư!
Tôi chưa có kinh nghiệm cũng như chưa đủ kiến thức pháp luật để xử lý vụ kiện.
Tôi rất mong các luật sư bỏ chút ít thời gian để trả lời giúp tôi, để tôi có niềm tin làm tủ tục đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.
Câu hỏi cần giúp đỡ:
Với vụ án trên, kể cả đó là tranh chấp kinh doanh thương mại hay tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thì thời hiệu khởi kiện đã hết hay chưa?
(Luật sư có thể đọc trên Báo pháp luật thành phố, ngày 10/9/2014 để nắm rõ vấn đề).
Xin chân thành cảm ơn các luật sư đã tư vấn.
Đoàn Khắc Độ
ĐT: 0903 168986
Email: khacdo75@gmail.com
TÔI XIN GỬI ĐẾN CÁC LUẬT SƯ VÀ CÁC BẠN "Ý KIẾN CỦA TÔI VỀ VỤ KIỆN GỬI ĐẾN BÁO PHÁP LUẬT"
Kính gửi Báo pháp luật thành phố
Vụ án giữa ông Đỗ Huy Thái và ông Võ Thành Tân có nhiều điều đáng bàn., ngay cả các thẩm phán tham gia giải quyết cũng không nhất quán về “quan hệ tranh chấp”.
Hai cấp tòa đều xác định: Tranh chấp kinh doanh thương mại
Tòa sơ thẩm Tòa án nhân dân TP.HCM và Tòa phúc thẩm Tòa án tối cao đều xác định tranh chấp giữa ông Đỗ Huy Thái và ông Võ Thành Tân là tranh chấp kinh doanh thương mại, chứ không phải tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như xác định của các thẩm phán trên báo Pháp luật thành phố ngày 10/9/2014.
Quan hệ tranh chấp được Tòa phúc thẩm xác định rõ trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 259/2014/QĐ-PT, ngày 30/7/2014.
Trên Báo pháp luật thành phố, ngày 10/9/2014, tôi căn cứ vào quan hệ tranh chấp “kinh doanh thương mại” mà hai cấp tòa đã xác định (chứ không phải tôi tự xác định quan hệ tranh chấp, vì thẩm quyền thuộc của tòa án), nên có ý kiến là áp dụng Điều 319 Luật thương mại để xác định thời hiệu khởi kiện.
Tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Thời hiệu khởi kiện tính sao?
Trường hợp tranh chấp giữa ông Đỗ Huy Thái và ông Võ Thành Tân là tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Điều 607 BLDS, Chương XXI. Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng), chứ không phải áp dụng điểm b, khoản 3 Điều 159 BLTTDS.
Bởi vì:
- Khoản 3, Điều 159 BLTTDS hiện hành, quy định: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật.”
- Điều 160 BLTTDS hiện hành, quy định: “Các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự.”
- Điều 607 BLDS 2005, quy định: “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.”
Căn cứ các quy định trên thì ông Thái chỉ có quyền khởi kiện đòi ông Tân bồi thường thiệt hại trong 02 năm, kể từ thời điểm quyền tác giả của ông Thái bị xâm phạm (tức từ Quý II năm 2007 đến Quý II năm 2009). Sau quý II năm 2009 thì ông Thái mất quyền khởi kiện. Ông Thái nộp đơn khởi kiện vào tháng 11 năm 2013 là đã quá hai năm, kể từ thời điểm quyền tác giả của ông bị xâm phạm, nên vụ án đã hết thời hiệu khởi kiện.
Cần lưu ý rằng: căn cứ vào hồ sơ vụ tranh chấp và diễn biến tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, khẳng định không có “sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho ông Thái không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu” theo quy định tại khoản 1, Điều 161 BLDS 2005.
Nếu có “sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan” làm cho ông Thái không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu thì ông Thái phải có nghĩa vụ chứng minh “sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan” đó. Thời gian xảy ra “sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan” phải được xác định trên chứng cứ hợp lý và hợp pháp, chứ không thể nói chung chung.
Quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì trước hết cá nhân, tổ chức đó phải tự bảo vệ. Pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện một mặt giúp cho cá nhân, tổ chức phải có ý thức tích cực bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Mặt khác giúp cho cơ quan có thẩm quyền thuận lợi trong việc thu thập chứng cứ, tài liệu,… để giải quyết tranh chấp. Pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện chỉ có 02 năm, nhưng đương sự để mãi đến 5, 10 năm mới khởi kiện thì sẽ rất khó khăn cho tòa án, vì lúc đó chứng cứ, giấy tờ, tài liệu thu thập sẽ khó khăn hơn.
Tóm lại: Dù là tranh chấp kinh doanh thương mại hay tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (áp dụng Luật thương mại hay BLDS 2005) thì thời hiệu khởi kiện của vụ án cũng đã hết, vì cả Luật thương mại và BLDS 2005 đều quy định “Thời hiệu khởi kiện là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm”. Ông Thái đã mất quyền khởi kiện. Cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Đoàn Khắc Độ (học viên Học Viện Tư Pháp)
Địa chỉ liên lạc:
Đoàn Khắc Độ
288B An Dương Vương, P.4, Q.5, TP.HCM
ĐT: 0903 168986