Hội thẩm nhân dân là ai?

Chủ đề   RSS   
  • #494369 15/06/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 109 lần


    Hội thẩm nhân dân là ai?

    Theo quy định tại Điều 103 Hiến pháp, Điều 8 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014, Điều 11 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Điều 22 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 12 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định việc xét xử sơ thẩm của tòa án phải có Hội thẩm nhân dân tham gia trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. 

    Như vậy, pháp luật quy định Hội thẩm nhân dân phải có trong các phiên xét xử sơ thẩm hình sự, dân sự, hành chính. Việc Hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩm nhằm xét xử vụ án được công bằng, đúng người, đúng tội, nhân dân được thể hiện ý kiến của mình trong quá trình xét xử. Bên cạnh đó, Hội thẩm còn được giao quyền ngang với thẩm phán trong việc biểu quyết để ra một bản án theo hình thức đa số. Như vậy, việc có hội thẩm khi xét xử sơ thẩm hình sự, dân sự, hành chính là một chủ trương đúng đắn của đảng ta trong việc nâng cao nền tư pháp nước ta. Đảng ta đã sớm quan tâm đến việc này kể từ khi luật tổ chức tòa án lần đầu tiên ra đời vào năm 1960.

    Điều kiện để trở thành Hội thẩm nhân dân theo quy định tại Điều 85 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 như sau:

    1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

    2. Có kiến thức pháp luật.

    3. Có hiểu biết xã hội.

    4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

    Nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân

     Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân.

    Hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh án Tòa án, trường hợp không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do.

    Trong 01 năm công tác mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do.

    Chế độ, chính sách đối với Hội thẩm

    Hội thẩm được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án.

    Kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương theo quy định của luật.

    Hội thẩm là cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị.

    Hội thẩm được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

    Hội thẩm được hưởng phụ cấp xét xử, được cấp trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử.

    Chế độ phụ cấp xét xử, mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Nguyên tắc trong việc xét xử giữa Tòa án và Hội thẩm nhân dân

    Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào.

    Cá nhân, cơ quan tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Ta thấy, việc đưa Hội thẩm nhân dân vào trong Hội đồng xét xử sơ thẩm cho thấy sự quan tâm của Đảng ta đến nhân dân, để nhân dân được giám sát, tham gia, đưa ra ý kiến của mình.

    Hội thẩm nhân dân là đại diện cho tiếng nói của người dân tham gia vào thành phần Hội đồn xét xử để nâng cao vai trò của người dân, là tiến bộ trong quá trình cải cách tư pháp đến năm 2020.

    Tuy nhiên cũng phải quy định khắt khe hơn về điều kiện để trở thành Hội thẩm, thời gian nghiên cứu hồ sơ,… để ngày càng nâng cao chất lượng xét xử, tránh tình trạng oan sai, và nâng caoo nền tư pháp nước nhà, tạo niềm tin cho nhân dân với pháp luật, đúng với tinh thần Hiến pháp là một nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

     
    2972 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    thuytrangak (16/06/2018) TuyetMaiNguyenVu (16/06/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #494414   16/06/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Việc tham gia và tham gia đúng thành phần của Hội thẩm giúp cho Tòa án xét xử không chỉ đúng pháp luật mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Như khi bị cáo trong vụ án là người chưa thành niên thì một trong hai Hội thẩm phải là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nên ngay cả khi Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bảo đảm đủ số lượng 03 thành viên (01 Thẩm phán, 02 Hội thẩm) mà một trong hai Hội thẩm không thuộc đối tượng trên thì bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và chắc chắn rằng bản án, quyết định của Hội đồng xét xử vụ án đó bị hủy để xét xử lại.

    Việc ghi nhận chế định Hội thẩm trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án có những ý nghĩa quan trọng:

    - Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án. Việc tham gia vào công tác xét xử của Tòa án, không chỉ là thực hiện quyền tư pháp, mà còn tham gia vào việc kiểm soát thực hiện quyền tư pháp, thông qua việc góp tiếng nói phản ánh tâm tư từ thực tiễn gắn bó gần gũi với đời sống hoàn cảnh của người dân, bị cáo trong vụ án, để từ đó làm sáng tỏ nguyên nhân, hoàn cảnh phát sinh tội phạm cụ thể, phát sinh tranh chấp,… vào quá trình xét xử, nhằm giúp Hội đồng xét xử có sự đồng cảm từ đó đưa ra quyết định thật chính xác, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân theo quy định của pháp luật.

    - Tăng cường mối quan hệ giữa Tòa án và Nhân dân thông qua cầu nối là Hội thẩm. Cũng thông qua Hội thẩm, Tòa án nắm bắt được những vướng mắc, suy nghĩ, tình cảm của Nhân dân. Một phán quyết của Tòa án chỉ có thể nhận được sự đồng tình của Nhân dân, khi nó phản ánh đúng sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, khi thật sự là chỗ dựa về mặt tinh thần, là niềm tin vào công lý của Nhân dân và khi đó tính thượng tôn pháp luật mới được đề cao

    - Thông qua công tác xét xử Hội thẩm giúp Tòa án thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong Nhân dân, tuyên truyền về kết quả xét xử,  phân tích rõ cơ sở áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, từ đó góp phần giáo dục ý thức pháp luật của công dân tại nơi Hội thẩm làm việc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #500288   22/08/2018

    Lý thuyết là vậy nhưng thực tế thì Hội thẩm nhân dân có thực hiện đầy đủ các chức năng của mình như pháp luật đã quy định hay không ? Đa số các bản án là do tự Thẩm phán quyết định, Hội thẩm chỉ có nhiệm vụ "hỏi cho có" chứ không có "tiếng nói" trong việc giải quyết vụ án. Pháp luật nên xem xét lại vấn đề này vì cơ chế Hội thẩm về lý thuyết là rất hay và tiến bộ trong trinh độ lập pháp vì đây được xem như là "đại diện" cho người dân tham gia vào thành phần xét xử. Pháp luật có thể tham khảo theo luật của nước Mỹ quy định về Bồi Thẩm đoàn.

     
    Báo quản trị |  
  • #500299   22/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Trên thực tế, tại các phiên Tòa xét xử thì mình thấy vai trò của Hội thẩm nhân dân chưa cao, rất mờ nhạt, chỉ ngồi cho có, không hỏi đương sự được câu nào. Sau đó với nhiều ý kiến thì Đảng và Nhà nước đã thay đổi về vai trò và trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa cải thiện được. 

    Nhưng theo mình Hội thẩm nhân dân chỉ thực sự cần thiết ở các phiên tòa Giám đốc thẩm. Tuy nhiên trên thực tế số lượng các phiên Giám đốc thẩm không nhiều. Nếu quy định trên được áp dụng se đem lại hai mặt tích cực đó là không tốn ké nhiều chi phí trả cho lực lượng này, tăng tính khách quan của các phiên Giám đốc thẩm đặc biệt là ở những vụ án có dấu hiệu oan sai mà cấp phúc thẩm do Tòa án nhân dân tối cao xét xử.

    Vậy nên không có Hội thẩm nhân dân ở các phiên sơ, phúc thẩm là hợp lý. Còn phiên Giám đốc thẩm nên bố trí lực lượng này để ăng tính khách quan cho các vụ án. 

     
    Báo quản trị |