Liên Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa hoàn tất Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Có thể nói Thông tư liên tịch này sẽ giải đáp cho câu hỏi Làm sao để lấy bằng chứng bị ép cung, dùng nhục hình mà một bạn thành viên Dân Luật từng hỏi.
Theo đó, trong quá trình thực hiện các thủ tục tố tụng, từ điều tra, truy tố, xét xử, đều phải thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh theo các bước quy định tại Dự thảo này.
Một điểm đặc biệt quan trọng là nếu không sắp xếp được thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh thì cán bộ hỏi cung, lấy lời khai thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết, nếu họ đồng ý thì tiến hành làm việc, còn không thì không được hỏi cung, lấy lời khai.
Trường hợp đang hỏi cung, lấy lời khai mà thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh xảy ra sự cố kỹ thuật không thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì cán bộ hỏi cung, lấy lời khai thông báo cho bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân biết, nếu họ đồng ý tiếp tục làm việc thì vẫn tiến hành hỏi cung, lấy lời khai. Nếu bị can không đồng ý tiếp tục làm việc thì dừng buổi hỏi cung, lấy lời khai. Việc này ghi rõ trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn.
Dự kiến Thông tư này sẽ có hiệu lực vào năm 2018.
Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tại file đính kèm.
Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 07/11/2017 11:08:11 SA