“Học tài thi phận” là gì? Kết quả thi THPT quốc gia không được như ý thí sinh có được quyền phúc khảo hay không theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông?
“Học tài thi phận” là gì?
“Học tài thi phận” là một câu tục ngữ được lưu truyền trong dân gian Việt Nam, thể hiện quan niệm về mối quan hệ giữa việc nỗ lực học tập và kết quả thi cử, trong đó:
Học tài là chỉ sự chăm chỉ, nỗ lực trong học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
Thi phận là chỉ kết quả thi cử, thể hiện sự may mắn, may rủi trong các kỳ thi.
Bên cạnh đó, “Học tài thi phận” có thể hiểu một cách rộng hơn khi được dùng để chỉ những người thực sự có năng lực, có tài, nhưng lại không gặp may mắn khi thi cử hoặc trong con đường sự nghiệp dẫn tới đạt kết quả thấp hơn khả năng thật sự của họ.
Nguyên nhân của việc “Học tài thi phận” có thể đến từ các yếu tố như sự may mắn, sức khỏe, tâm lý, các yếu tố ngoại cảnh dẫn tới không phát huy được 100% thực lực của bản thân.
Từ đó, để khắc phục được các yếu tố ngoại cảnh tác động vào kết quả làm bài thi, công việc thì cần phải thường xuyên trau dồi rèn luyện bản thân trên mọi phương diện sức khỏe, tâm lý, kiến thức, kỹ năng để có một sự chuẩn bị thật tốt khi bước vào các kỳ thi.
Câu tục ngữ "Học tài thi phận" là một lời khuyên nhủ cho thế hệ trẻ, rằng học tập là điều quan trọng, cần chăm chỉ, nỗ lực trau dồi kiến thức, kỹ năng.
Tuy nhiên, kết quả thi cử cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nên không nên quá đặt nặng vào thành tích thi cử mà cần giữ tinh thần lạc quan, tiếp tục học tập và rèn luyện để đạt được thành công trong tương lai.
Bởi “Thất bại là mẹ thành công”, có thể hôm nay “Học tài thi phận” nhưng nếu bạn luôn giữ quan niệm này trong cuộc sống thì sẽ dẫn tâm lý ỷ lại không muốn tiếp tục nỗ lực cố gắng và kết quả cuối cùng đó chính là bản thân bị tụt lại phía sau.
Thomas Edison - Một nhà khoa học, nhà phát minh vĩ đại của thế giới đã từng nói “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là khổ luyện”.
Kết quả thi THPT không như ý có được phúc khảo không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về phúc khảo bài thi THPT quốc gia:
Theo đó, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi.
Do đó, nếu trong trường hợp kết quả thi THPT quốc gia không như ý thì thí sinh hoàn toàn có quyền được phúc khảo bài thi.
Thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi.
Nơi thí sinh đăng ký dự thi nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì:
(1) Điểm các bài thi được điều chỉnh sau phúc khảo do các Trưởng ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định. Chủ tịch Hội đồng thi cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ GDĐT; báo cáo, gửi dữ liệu cho Bộ GDĐT (qua Cục Quản lý Chất lượng).
(2) Hội đồng thi in Giấy chứng nhận kết quả thi sau phúc khảo trả cho thí sinh có bài thi được điều chỉnh điểm; đồng thời, thu hồi và hủy Giấy chứng nhận kết quả thi trước phúc khảo.
Tóm lại, “Học tài thi phận” dùng để chỉ những người thực sự có năng lực, có tài, nhưng lại không gặp may mắn khi thi cử hoặc trong con đường sự nghiệp dẫn tới đạt kết quả thấp hơn khả năng thật sự của họ.
Và để khắc phục được các yếu tố ngoại cảnh có thể tác động vào kết quả làm bài thi, công việc thì cần phải thường xuyên trau dồi rèn luyện bản thân trên mọi phương diện sức khỏe, tâm lý, kiến thức, kỹ năng để có một sự chuẩn bị thật tốt khi bước vào các kỳ thi.
Câu tục ngữ "Học tài thi phận" còn là một lời khuyên nhủ cho thế hệ trẻ, rằng học tập là điều quan trọng, cần chăm chỉ, nỗ lực trau dồi kiến thức, kỹ năng.
Bởi “Thất bại là mẹ thành công”, có thể hôm nay “Học tài thi phận” nhưng nếu bạn luôn giữ quan niệm này trong cuộc sống thì sẽ dẫn tâm lý ỷ lại không muốn tiếp tục nỗ lực cố gắng và kết quả cuối cùng đó chính là bản thân bị tụt lại phía sau.