Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 86/2015/NĐ-CP, thì mức trần học phí Đại học được quy định như sau:
- Đối với các trường tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư
Khối ngành, chuyên ngành đào tạo
|
Mức học phí năm học 2019 - 2020
|
1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản
|
1.850.000 đồng/tháng
|
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch
|
2.200.000 đồng/tháng
|
3. Y dược
|
4.600.000 đồng/tháng
|
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã trao quyền tự chủ, tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư cho 23 trường đại học, trong đó có: Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh; Đại học Y Cần Thơ...
Các trường chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư
Với các trường này, mức trần học phí tăng đến 10,16%/tháng:
Khối ngành, chuyên ngành đào tạo
|
Mức học phí năm 2018 - 2019
|
Mức học phí năm học 2019 - 2020
|
1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản
|
810.000 đồng/tháng
|
890.000 đồng/tháng
|
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch
|
960.000 đồng/tháng
|
1.060.000 đồng/tháng
|
3. Y dược
|
1.180.000 đồng/tháng
|
1.300.000 đồng/tháng
|
Với mức trần học phí do Chính phủ quy định ở trên, mức học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà, trình độ đại học chính quy tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng lên 17.500.000 đồng/sinh viên/năm vào năm học tới, tăng 500.000 đồng/sinh viên/năm so với năm học trước (theo Quyết định 521/QĐ-TTg)
Lưu ý: Đây chỉ là mức tối đa do Chính phủ quy định, mức học phí cụ thể sẽ do từng trường ấn định, đảm bảo không cao hơn mức tối đa nêu trên