2. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức học phí cụ thể hàng năm trên cơ sở khung học phí quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Nghị định 86/2015/NĐ-CP
3. Hình thức thu học phí:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 86/2015/NĐ-CP thì “học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học”.
Như vậy, việc đóng học phí được thực hiện theo tháng. Tuy nhiên, nếu học sinh có nhu cầu đóng một lần cho cả kỳ học hay năm học thì nhà trường vẫn có thể thu một lần đối với các trường hợp tự nguyện này.
4. Sử dụng học phí
Căn cứ Điều 14 Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về sử dụng học phí, theo đó:
“1. Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập".
Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP.
"2. Cơ sở giáo dục ngoài công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.”
Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường được quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP.
Như vậy, đối với trường mầm non công lập thì học phí sẽ được sử dụng theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Trong đó, có các khoản chi như tiền lương, chi trả các hoạt động chuyên môn, hoạt động quản lý,…
Còn với trường mầm non ngoài công lập thì học phí sẽ được sử dụng theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP. Trong đó, có thể có các khoản chi như trang trải chi phí, trả lãi, nộp thuế,…