HỌC ĐƯỢC GÌ TƯ VĂN HÓA CÁC NƯỚC?

Chủ đề   RSS   
  • #307492 20/01/2014

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    HỌC ĐƯỢC GÌ TƯ VĂN HÓA CÁC NƯỚC?

     
    HỌC GÌ TỪ CHÍNH SÁCH CỦA NGƯỜI NHẬT
     
    Giao thông công cộng hấp dẫn hơn đi xe máy
     
    Giao thông là một trong những điểm sáng trong việc xây dựng và thực thi chính sách của chính phủ Nhật. Khi đến Nhật, không ít các sinh viên Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam tỏ ra thích thú với hệ thống giao thông tại đây. Bởi lẽ các con phố lớn, nhỏ đều rất thông thoáng, khác hẳn với khung cảnh dày đặc và chi chít xe như tại Bangkok (Thái Lan) hay tại Hà Nội, TP.HCM. Chưa kể hệ thống phương tiện di chuyển công cộng như xe buýt, tàu ngầm, tàu cao tốc tại đây rất phát triển.
     
    Như nhiều nước trên thế giới, chính phủ Nhật cũng không muốn người dân phải sử dụng xe máy di chuyển, vì họ cho rằng mấy mươi triệu phương tiện mô tô vừa làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, kẹt xe… và tăng lượng phát thải khí nhà kính mà chính họ phải đi mua quyền phát thải từ nhiều nước khác.
     
     
     
    Thế nhưng chính phủ Nhật không cấm người dân đi xe máy, trừ một số khu vực đặc biệt như trường học, bệnh viện. Họ hiểu rằng người dân cũng muốn bảo vệ môi trường và ghét nạn kẹt xe. Thay vào đó, chính phủ Nhật hiểu rõ trong thời đại công nghiệp và toàn cầu hóa, dân Nhật cần nhanh chóng, tiện lợi, linh hoạt và an toàn trong di chuyển. Đây là điều quan trọng giúp chính phủ Nhật xây dựng chính sách theo kiểu nhà nước kiến tạo phát triển. Đó là thay vì ra sức chống tai nạn giao thông hay cấm đi xe máy thì họ tập trung phát triển hạ tầng giao thông công cộng tốt nhất để hạn chế tai nạn và người dân tự nguyện không đi xe máy.
     
    Trong khu đô thị tại TP Kyoto, một trong những thành phố sầm uất nhất Nhật, xe buýt dường như lúc nào cũng có mặt trên các tuyến đường. Đường sá tại Nhật tuy không rộng nhưng nhờ lượng xe máy “đếm trên đầu ngón tay” và lượng xe ô tô cũng khá khiêm tốn nên xe buýt di chuyển nhanh, tiện, giá cũng không quá đắt đỏ. Tốc độ trung bình xe buýt đạt khoảng 50-60 km/giờ, điều mà người đi xe máy sẽ rất khó khăn mới làm được dưới tiết trời giá lạnh và độ an toàn không cao.
     
    Nông nghiệp: Chuẩn bị 20 năm chưa phải là đủ
     
    Trong câu chuyện mở cửa nền kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp, chính phủ Nhật hết sức thận trọng trước những lợi ích và rủi ro. Điển hình nhất là việc Nhật tham gia vào vòng đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP). Đây được xem là một trong ba mục tiêu quan trọng của chính quyền Shinzo Abe.
     
    Việc tham gia vào khối TPP, một trong những hiệp định mậu dịch tự do giữa 12 nước, trong đó có những quốc gia lớn như Mỹ, Canada, Úc… sẽ mở ra cho Nhật thị trường xuất khẩu rộng lớn cho các mặt hàng vốn là thế mạnh của Nhật như điện tử, ô tô… Như vậy, trong bối cảnh hàng hóa Nhật phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ hàng hóa giá rẻ Trung Quốc thì việc gia nhập TPP sẽ tạo ra ưu thế xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, mang về nguồn ngoại tệ không nhỏ cho cường quốc kinh tế thứ ba thế giới.
     
     
    Tuy nhiên, những rủi ro từ TPP sẽ ập đến với nền nông nghiệp Nhật nếu việc đàm phán không có sự thận trọng. Kết thúc vòng đàm phán thứ 20 (diễn ra tại Singapore hồi tháng 12-2013), đại diện đàm phán Nhật cương quyết đánh thuế nhằm bảo vệ năm mặt hàng nông sản mà nước này cho là nhạy cảm, trong đó có gạo. Điều đáng lưu ý là sự cương quyết này diễn ra trong bối cảnh các quốc gia đồng ý cho Nhật kéo dài thuế quan nông nghiệp trong vòng 20 năm, nghĩa là Nhật có 20 năm chuẩn bị để bắt đầu mở rộng cửa cho nông nghiệp quốc tế ùa vào. Song Nhật ý thức được nền kinh tế nội địa đang gặp khó khăn, sản xuất nông nghiệp trong nước rất đắt đỏ sau thảm họa kép hồi 2011 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thế nên con số 20 năm vẫn chưa đủ thuyết phục để Nhật đánh cược đời sống của hàng triệu nông dân.
     
    Thêm vào đó, Nhật cũng tỏ ra rất chủ động trong việc tìm kiếm trợ lực và chiến lược tự làm mạnh nền nông nghiệp quốc gia. Với quyết tâm hiện nay của chính quyền Abe, thời gian tới TPP rất có thể sẽ được ký kết. Như vậy, thay vì tìm cách duy trì thuế quan bảo vệ nông nghiệp nội địa, người Nhật chủ động xây dựng nội lực bằng hình thức “thuê ngoài” (outsource) ngành nông nghiệp để chiến đấu với doanh nghiệp quốc tế. Chính phủ Nhật đã và đang kêu gọi doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) và nhiều nước nhằm đảm bảo nguồn lương thực có giá cả cạnh tranh cho nền kinh tế quốc gia trong tương lai.

    Theo plo.vn

    Cập nhật bởi danusa ngày 20/01/2014 08:44:46 SA
     
    6059 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #307499   20/01/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Ba nguyên tắc của người Thụy Sĩ

    Thụy Sĩ có tỷ lệ bằng sáng chế, tỷ lệ số người đoạt giải Nobel trên đầu người cao nhất thế giới, được xếp hạng là quốc gia cạnh tranh nhất thế giới, và hệ thống giáo dục cũng thuộc loại tốt nhất thế giới. Đất nước này cũng chiếm mật độ cao nhất trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới do tạp chí Fortune bình chọn. 

    Chính trị & Luật pháp
     
    Cơ cấu chính quyền tại Thụy Sĩ luôn tuân theo ba nguyên tắc chủ chốt: hoài nghi các tập đoàn lớn (“càng nhỏ càng tốt”); tích cực trợ cấp (chi phí quản lý và thuế suất đều được cắt giảm đến mức thấp nhất); và tôn trọng quyền tự do của công dân.
     
     
    Chính phủ Thụy Sĩ luôn đứng về phía thiểu số – phản ánh tinh thần của “khế ước xã hội” đã được xác lập từ lâu; theo đó, chính phủ sẽ đảm bảo an ninh, trật tự và công lý trên toàn lãnh thổ, nhằm đổi lấy sự ủng hộ của quần chúng. Ông ví von: Người Thụy Sĩ là những nông dân nghèo đến một khu chợ để tìm mua một “bản khế ước xã hội”, như cách họ cố trả giá cho một mớ bắp cải. Họ chỉ chấp nhận mức độ quản thúc nhỏ nhất và từ bỏ ít quyền tự do nhất.
     
    Yếu tố quan trọng thứ hai chính là kết cấu liên bang. Các tiểu bang tại Thụy Sĩ được trao quyền tự trị lớn hơn hẳn các tiểu bang Hoa Kỳ và các địa phương tại Canada. Và ngay tại từng tiểu bang, các khu đô thị cũng có quyền tự trị riêng. Quyền ra quyết sách cũng được thi hành từ cấp hành chính nhỏ nhất. Chi phí công được quyết định hầu hết ở cấp tiểu bang và trong các cộng đồng nhỏ, đồng thời chính sách thuế cũng được thiết lập tại từng địa phương thông qua biểu quyết.
     
    Đường lối này thể hiện rõ nhất ở chính sách thuế và cơ chế hành chính mang tính phân quyền cao. Người Thụy Sĩ tin rằng kết cấu này sẽ giúp mỗi cấp bậc hành chính trong chính phủ có khả năng tự kiểm soát và tuân thủ luật lệ. Nếu thuế suất lại Zurich quá cao, doanh nghiệp có thể tìm đến Zug hay Schwyz. Nếu một nhà cầm quyền trong sở quy hoạch không muốn thông qua quyết định xây dựng nhà máy, họ có thể tìm kiếm cơ hội tại một địa phương khác.
     
    Luật pháp Thụy Sĩ đòi hỏi chính phủ liên bang phải duy trì thế cân bằng trong ngân sách quốc gia, và mọi quyết định tăng thuế đều phải thông qua trưng cầu dân ý. Khoảng 70% doanh thu từ thuế đã được định sẵn sẽ chi tiêu trong phạm vi địa phương và cộng đồng, do đó, hoạt động của chính quyền trung ương cũng mặc nhiên được tinh gọn. Đây chính là công thức cho phép Thụy Sĩ thông qua những quyết định ít được hưởng ứng nhưng cần thiết, đồng thời đem lại một môi trường thúc đẩy tinh thần doanh nhân và sản sinh ra của cải vật chất, cũng như khiến người dân cảm thấy thoải mái và được động viên. 
     
    Yếu tố thứ ba là ý thức chủ quyền của mỗi cá nhân. Điều này đã được thể hiện một cách hùng hồn trong các cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức thường xuyên, và trực tiếp phản ánh tinh thần dân chủ của quốc gia này. Các cuộc trưng cầu dân ý có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, với tần suất dày đặc đến kinh ngạc và bao gồm vô số vấn đề – từ phù phiếm nhất cho đến hệ trọng nhất, điển hình như lấy ý kiến về thời gian làm việc, hoạt động nghiên cứu gen di truyền, các vấn đề địa phận tôn giáo và liên minh châu Âu. 
     
    Con người & Lối sống
     
    Những yếu tố then chốt góp phần làm nên sự ưu việt của đất nước Thụy Sĩ – bao gồm tinh thần tự lực, tính kỷ luật, thái độ hoài nghi đối với quyền lực tập quyền và xu thế nhất thời, tinh thần đoàn kết trong xã hội, và sự hào phóng đối với những ý tưởng và con người đến từ bên kia biên giới. Tuy nhiên, những tố chất này cũng được thể hiện trong thành tựu của những quốc gia khác. Và có lẽ chính điều kiện địa lý và lịch sử đã khiến họ không thể phát huy hiệu quả tiềm năng của chúng như tại Thụy Sĩ.
     
    Người Thụy Sĩ đã chấp nhận đà suy thoái mà không có lấy một lời ca thán, trong khi các quốc gia có nền công nghiệp mạnh khác lại tìm cách chối bỏ thực trạng, và tốn công cứu vớt một ngành công nghiệp đáng lẽ nên được chôn cất tử tế. 
     
     
    Nhưng liệu ai có thể phản bác lại quy luật đạo đức hết sức đơn giản của người Thụy Sĩ – khi họ tin rằng nỗ lực và khả năng chuyên môn sẽ đem lại thành quả, còn dục vọng và sự lười biếng là những thói xấu cần tránh xa? 
     
    Người Thụy Sĩ sở hữu lối tư duy của kẻ sống sót, một di sản có lẽ đã được kế thừa từ nguồn gốc biệt lập của xã hội Thụy Sĩ với những ngọn núi vây quanh; những quốc gia nhỏ bé bao giờ cũng yếu thế hơn những cường quốc rộng lớn, nên tính đa nghi có thể đã phần nào trở thành nét đặc trưng trong suy nghĩ của người Thụy Sĩ. Steve Jobs từng nói rằng, “chỉ có kẻ đa nghi mới tồn tại,” với hàm ý giải thích về khả năng “chuyển bại thành thắng” của người Thụy Sĩ.
     
    Theo Vietnamnet
    Cập nhật bởi danusa ngày 20/01/2014 09:08:39 SA
     
    Báo quản trị |